Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ nước? Bệnh ghẻ nước có dễ chữa trị hay không?
Bệnh ghẻ nước hay còn gọi là bệnh ghẻ ngứa hay ghẻ lở. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta đặc biệt là thời gian trước kia, khi mà điều kiện sinh hoạt còn nhiều hạn chế.
Bệnh ghẻ nước là căn bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này khá dễ dàng điều trị, tuy nhiên rất nhiều người “xem nhẹ” để rồi để lại vô số hậu quả. Chúng khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, da trở lên sần sùi mất thẩm mỹ. Để có cách phòng tránh và phương pháp điều trị hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này qua bài chia sẻ dưới đây.
Bệnh ghẻ nước là gì?
Bệnh ghẻ nước hay còn gọi là bệnh ghẻ ngứa hay ghẻ lở. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta đặc biệt là thời gian trước kia, khi mà điều kiện sinh hoạt còn nhiều hạn chế.
Các chuyên gia y tế đã chỉ ra, cái ghẻ - trùng Sarcoptes scabiei - ký sinh trên da gây ra khiến da bị mẩn mụn nước, mang đến cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Thông thường bệnh ghẻ nước thường dễ dàng xuất hiện vào mùa đông, đặc biệt là vào ban đêm tình trạng ngứa ngáy bứt rứt càng thêm khó chịu.
Bệnh ghẻ nước
Không những thế, bệnh ghẻ nước rất dễ dàng lây lan, chúng có thể lây từ người qua người do dùng chung đồ, quần áo, chúng cũng có thể lây ra khắp cơ thể. Nếu không áp dụng các biện áp y tế để điều trị, bệnh sẽ ngày một nghiêm trọng và cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh da liễu khác.
Biểu hiện của bệnh ghẻ nước
Bệnh ghẻ nước có nhiều biểu hiện, một vài triệu chứng rõ nét nhưng cũng có khi khá mờ nhạt, khiến bạn lầm tưởng sang căn bệnh khác. Nếu cơ thể bạn đang có những triệu chứng sau thì cần lưu ý và tiến hành điều trị kịp thời.
Ngứa
Chắc chắn đây sẽ là biểu hiện đầu tiên của bệnh ghẻ nước. Các cơn ngứa mà bệnh ghẻ gây ra vô cùng dữ dội, đặc biệt sẽ dữ dội hơn vào ban đêm. Nếu càng gãi, phạm vi ngứa càng mở rộng. Tình trạng ngứa ngày một kéo dài.
Da mẩn mụn nước
Da mẩn mụn nước là một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh ghẻ nước. Khi bạn bị bệnh ghẻ nước, mụn sẽ mọc rải rác khắp cơ thể dưới dạng nước. Càng cạy mụn nước ra thì mụn càng lan nhanh đến các vị trí khác trên da.
Các rãnh ghẻ hình thành trên da
Rãnh ghẻ hay còn gọi là đường hầm ghẻ xuất hiện dưới bề mặt da. Con ghẻ sẽ đào rãnh ghẻ dài từ 2-4 cm, và là nơi cư trú của con ghẻ. Nếu bề mặt da xuất hiện gờ cao hơn có màu trắng xám hoặc trắng đục, bạn có thể lấy cây kim chích đường hầm ghẻ sau đó dùng kim khều để bắt được cái ghẻ.
Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ nước?
Ghẻ nước được xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, theo khảo sát và nghiên cứu tài liệu, các nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như sau:
- Các chuyên gia về da liễu đã chỉ ra, ký sinh trùng ghẻ có kích thước rất nhỏ, khó có thể xâm nhập vào cơ thể bằng mắt thường và có tốc độ sinh trưởng và lây nhiễm vô cùng nhanh chóng. Đây là một trong những nguyên nhân chính tạo điều kiện thuận lợi khiến trùng Sarcoptes scabiei có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
- Không vệ sinh sạch sẽ môi trường sống: nếu không vệ sinh thường xuyên môi trường sống sẽ xuất hiện nấm mốc, bụi bẩn độc hại. Ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể và cũng là nơi cư trú của trùng Sarcoptes scabiei
Mất vệ sinh môi trường
- Không vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Bụi bẩn trên da, tế bào chết, mồ hôi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cái ghẻ.
- Tiếp xúc với nước bẩn: Nước bẩn là nơi ký sinh của rất nhiều vi trùng, vi khuẩn độc hại. Nếu tiếp xúc quá lâu với nước bẩn, không nhanh thì chậm bạn cũng bị mắc những bệnh lý về da liễu.
Những hậu quả nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời
Rất nhiều người đang vô cùng “lơ là” về căn bệnh này để rồi để lại vô số hậu quả nghiêm trọng khi không chữa trị kịp thời. Cùng chúng tôi điểm danh một vài hậu quả nghiêm trọng của của căn bệnh da liễu ghẻ nước.
Lây lan đến những người xung quanh
Chỉ bằng một vài tiếp xúc nho nhỏ như tiếp xúc da kề da, ôm hôn, nắm tay, quan hệ,... hay dùng chung đồ vật hằng ngày, nằm chung, ngồi chung,... cũng sẽ khiến bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dễ dàng lây lan sang những người xung quanh.
Là nguyên nhân gây ra những căn bệnh về da cũng như một vài căn bệnh khác
Về lâu dài các con ghẻ sẽ ăn mòn da, ảnh hưởng đến cấu trúc da. Khi mụn nước mẩn trên da, gây ngứa, khi gãi sẽ khiến mụn bể ra không chỉ tạo điều kiện cho con ghẻ lan ra khắp cơ thể. Mà còn gây ra những vết thương ngoài da, khiến vi khuẩn dễ dàng đi sâu vào trong da gây ra các bệnh lý về da liễu thậm chí gây bệnh viêm cầu thận cấp.
Gây ra rất nhiều bệnh lý về da liễu
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Quả thực sau khi nhiễm bệnh cơ thể sẽ xuất hiện vô số mụn nước mẩn đỏ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của cơ thể.
Cách điều trị bệnh ghẻ nước
Việt Nam là đất nước phát triển mạnh cả về đông y lẫn tây y. Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh ghẻ nước khác nhau. Nhưng nhìn chung chúng ta chia làm hai phương pháp điều trị sau.
Điều trị bằng những dược liệu tại nhà
- Sử dụng muối: Muối là chất có khả năng sát khuẩn vô cùng cao. Nếu trong quá trình điều trị bệnh, bạn có thể sử dụng cùng nước muối để tăng thêm hiệu quả trị liệu. Pha loãng 20gr muối cùng với 1 lít nước sạch và vệ sinh những vị trí bị ghẻ sát trùng, diệt con ghẻ.
Sử dụng muối hạt điều trị ghẻ nước
- Sử dụng lá đào: Trong các bài thuốc dân gian, lá đào trị bệnh ghẻ nước khá hiệu quả. Nấu lá đào để tắm hàng ngày để có thể trị được bệnh ghẻ nước bạn nhé!
- Sử dụng lá xà cừ: Lá xà cừ được sử dụng rất nhiều khi chữa trị những căn bệnh ngoài da. Tính kháng khuẩn cao, đẩy lùi các loại ký sinh trùng trong da. Bạn có thể nấu nước xà cừ để tắm hoặc dùng để vệ sinh những vị trí mẩn đỏ.
- Sử dụng nha đam: Có thể nói, nha đam là loại “cây nhà lá vườn” đa công dụng nhất. Chỉ cần dùng Gel của nha đam thoa lên những vị trí bị ngứa, giúp giảm cơn ngứa, kháng viêm kháng khuẩn
Điều trị bằng thuốc trị ghẻ nước
Việc điều trị bằng các biện pháp đông y thường khá an toàn với sức khỏe, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm được chi phí. Nhưng lại có thời gian tác dụng khá lâu. Chính vì thế sử dụng đông tây y kết hợp trong việc điều trị ghẻ hiệu quả.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc có khả năng diệt trừ con ghẻ như: Thuốc mỡ lưu huỳnh, Kem Eurax, Bôi kem bôi da thuần mộc, Lindane 1%, Benzyl Benzoate 33%, Thuốc D.E.P,...Mỗi loại thuốc đều có công dụng khác nhau với nhiều cách sử dụng khác nhau.
Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng có thể phù hợp với cơ địa của bạn. Rất nhiều người không để ý đã mua phải sản phẩm có thành phần dị ứng không những không chữa khỏi mà còn làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, khi mua thuốc trị ghẻ nước, bạn nên để ý thật kỹ các thành phần của thuốc hoặc nhờ đến sự tư vấn của các y bác sĩ.
Bệnh ghẻ nước là căn bệnh dễ mắc, dễ trị. Tuy nhiên, bạn đừng lơ là nếu không muốn để lại những hậu quả nghiêm trọng. Chúng tôi hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ những phương pháp phòng tránh bệnh ghẻ nước cũng như có phương pháp điều trị bệnh ghẻ hiệu quả nhất.
Bình luận bài viết