Bệnh ghẻ nước có lây không? Cách phòng ngừa ghẻ nước
Ghẻ nước là bệnh da liễu thường gặp. Ghẻ nước gây phiền toái và khó chịu cho người nhiễm. Vậy bệnh ghẻ nước có lây không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Ghẻ nước là bệnh ngoài da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hay còn được gọi là cái ghẻ gây nên. Bệnh còn có tên gọi khác là ghẻ lở, ghẻ ngứa. Ghẻ nước gây ngứa dữ dội, làm tổn thương da trong thời gian ngắn dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Vậy bệnh ghẻ nước có lây không, cách phòng ngừa như nào là hiệu quả nhất hiện nay?
Hình ảnh cái ghẻ trên cơ thể người
Bệnh ghẻ nước có lây không?
Bệnh ghẻ nước có lây không, cơ chế hoạt động của bệnh là gì, đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc hiện nay. Vậy thực hư về vấn đề này ra sao?
Cơ chế hoạt động của ghẻ nước
Bệnh ghẻ nước được gây lên do ký sinh trùng sinh sống và phát triển dưới da của con người. Theo các tài liệu khoa học chứng minh, ký sinh trùng Sarcoptes scabiei ký sinh trên da thường ủ bệnh ít nhất từ 10 đến 15 ngày trước khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện.
Ký sinh trùng hay gọi là ghẻ cái khi vào cơ thể người sẽ tiết ra một loại enzyme làm giảm độ dày lớp sừng của da rồi tiến hành đào hang, làm tổ. Chính điều này gây lên những cơn ngứa khó chịu, ghẻ xuất hiện dày đặc khiến da bạn càng ngứa dữ dội hơn.
Ghẻ cái đẻ trứng, làm tổ trên da
Điều đặc biệt là, sau khi thoát khỏi vật chủ, ghẻ vẫn có thể sống thêm ít nhất từ 3 đến 7 ngày. Do vậy, trong thời gian đó, trứng ghẻ, ấu trùng ghẻ hoặc ghẻ có thể xâm nhập vật chủ mới thông qua việc bám vào các vật dụng sinh hoạt thường ngày như áo quần, chăn ga, gối đệm, giường chiếu…
Bệnh ghẻ nước lây hay không?
Bệnh ghẻ nước có lây không?
Nếu bạn hỏi bệnh ghẻ nước có lây không, chắc chắn là Có. Đây là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh, có thể phát triển thành ổ dịch nếu không được phòng ngừa điều trị kịp thời. Thêm vào đó thời gian ủ bệnh kéo dài trước khi phát sinh triệu chứng nên tốc độ lây nhiễm ghẻ chỉ đứng sau nấm da. Tuy nhiên, nếu có những biện pháp phòng ngừa đúng đắn kịp thời, có thể ngăn chặn được việc lây nhiễm này.
Con đường lây nhiễm ghẻ
Ghẻ lở có thể lây từ người sang người hoặc từ vật sang người thông qua nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp, thậm chí là hoạt động tình dục. Lây nhiễm ghẻ thường xảy ra với nhóm người sống, sinh hoạt và làm việc trong cùng một khu vực như gia đình, công ty, trường học, trại giam…
Nhiễm ghẻ nước qua tiếp xúc da trực tiếp
Tiếp xúc da trực tiếp là con đường phổ biến đồng thời cũng là con đường ngắn nhất làm gia tăng tỉ lệ ghẻ lở. Tiếp xúc da trực tiếp bao gồm các hoạt động giữa người với người như cầm tay, nắm tay, bắt tay, bế ẵm, ôm ấp… hoặc giữa người với các vật thể truyền bệnh như:
- Tiếp xúc với nguồn nước bẩn, có chứa ký sinh trùng gây ghẻ nước;
- Không mang đồ bảo hộ lao động, gang tay, giày dép khi tiếp xúc với đất bẩn;
- Môi trường sống không đảm bảo, ẩm thấp, vệ sinh kém.
Ngâm mình trong nguồn nước bẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Khi phát hiện bạn hoặc những người sống gần bạn bị nhiễm ghẻ nước thì việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp với da của người bệnh là điều trước hết phải làm. Đặc biệt, cần hết sức cẩn thận khi gia đình có trẻ nhỏ bởi sức đề kháng của các bé yếu hơn người lớn nên khả năng nhiễm bệnh cao hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần tích cực vệ sinh môi trường sống, vệ sinh nguồn nước, hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với bùn, đất.
Tiếp xúc da gián tiếp - con đường truyền bệnh phức tạp
Ngoài việc lây nhiễm ký sinh trùng qua tiếp xúc da trực tiếp thì con người cũng dễ dàng nhiễm ghẻ thông qua nhiều con đường tiếp xúc da gián tiếp khác nhau. Các yếu tố góp phần đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh ghẻ có thể kể tên như:
- Sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt cá nhân như áo quần, khăn tắm, chăn màn, ga đệm, cốc chén, bàn ghế với người nhiễm bệnh;
- Tiếp xúc với những khu vực mà người nhiễm bệnh thường xuyên lui tới như giường ngủ, phòng ăn, nhà tắm;
- Ngồi gần người ghẻ khi họ đang gãi ngứa tại vùng da bị nhiễm ghẻ.
Những người sống và sinh hoạt trong cùng một môi trường tập thể thường đối mặt với nguy cơ lây nhiễm ghẻ nước khá cao. Bên cạnh đó, trên cơ thể thú cưng, vật nuôi cũng tồn tại một số loại ve hoặc ký sinh trùng gây bệnh ghẻ.
Bệnh ghẻ demodex lây sang người do thú cưng
Quan hệ tình dục và nguy cơ nhiễm ghẻ nước
Phần lớn người trưởng thành nhiễm ghẻ nước đều bắt nguồn từ hoạt động tình dục. Ghẻ lở lây nhiễm qua quan hệ tình dục gây nhiều hậu quả nghiêm trọng do các triệu chứng xuất hiện không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác điều trị cũng như quá trình phòng ngừa bệnh dịch.
Một điều quan trọng, ngay cả khi cơ thể chưa phát bệnh nhưng có mầm bệnh vẫn có khả năng gây lây nhiễm. Chính điều này, khiến không ít người hoang mang dù mình giữ vệ sinh rất tốt vì sao lại bị ghẻ. Bởi lẽ, nếu bạn phát sinh quan hệ tình dục, ôm hôn hay dùng chung đồ với người bệnh có thể sẽ bị lây mầm bệnh.
Nói chung, ghẻ nước có tốc độ lây lan nhanh. Con đường lây ghẻ cũng khá đa dạng, điều này khiến tỷ lệ người mắc bệnh trong cùng một nhà trở lên tăng cao.
Các biện pháp giúp ngăn ngừa lây nhiễm ghẻ nước
Vừa rồi chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi "bệnh ghẻ nước có lây không?". Ghẻ nước dù có tốc độ lây nhanh, khả năng nhiễm bệnh cao nhưng nếu có những biện pháp xử lý đúng sẽ giúp hạn chế hiệu quả quá trình lây nhiễm.
Vệ sinh cơ thể mỗi ngày
Làn da không sạch tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, ký sinh trùng sinh sôi, nảy nở. Thực hiện tắm rửa hàng ngày cùng với xà phòng diệt khuẩn, chú ý hơn với những vùng da có nếp gấp.
Tắm rửa bằng xà phòng làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh
Tăng cường sức đề kháng
Sức đề kháng yếu cũng là cơ hội để ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập và truyền bệnh. Thực ăn ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, nói không với chất kích thích, tập thể dục đều đặn. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh,.. là giải pháp tăng cường sức đề kháng thường được áp dụng.
Tăng cường đề kháng nhờ uống nước cam
Hạn chế tiếp xúc với động vật nuôi
Ký sinh trùng gây bệnh ghẻ trên động vật nuôi là một trong những con đường truyền bệnh phổ biến. Nếu có thể nên tránh tiếp xúc với lông, da động vật. Rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi ôm ấp, vuốt ve thú cưng.
Luôn sử dụng đồ bảo hộ trong lao động
Đôi khi đất, nước nhiễm bẩn không thể quan sát, đánh giá trực tiếp bằng mắt thường. Do vậy, đừng quên chuẩn bị đồ bảo hộ mỗi khi lao động để hạn chế tối đa nguy cơ mắc ghẻ.
Nói không với ghẻ nước nhờ sử dụng đồ bảo hộ lao động
Hạn chế tiếp xúc với da hoặc vật dụng của người bệnh
Khi thấy người nhà, đồng nghiệp, bạn học xuất hiện các triệu chứng bị ghẻ, cần tránh tiếp xúc da trực tiếp. Hạn chế cầm, nắm tay hoặc ôm ấp, nằm ngủ cạnh người bệnh.
Sử dụng chung vật dụng cá nhân còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh da liễu khác như nấm, hắc lào. Ngoài ra cũng cần làm sạch vật dụng sinh hoạt thường xuyên để loại bỏ khả năng lây nhiễm.
Bài viết "Bệnh ghẻ nước có lây không? Cách phòng ngừa ghẻ nước" mà chúng tôi vừa trình bày đã khái quát những kiến thức căn bản nhất về con đường lây nhiễm và cách phòng chống ghẻ nước. Ghẻ nước là căn bệnh ngoài da khá phổ biến, có tính lây nhiễm cực cao. Do đó, khi thấy xuất hiện các triệu chứng hoặc nghi ngờ nhiễm ghẻ bạn nên có biện pháp thăm khám và chữa trị kịp thời.
Bình luận bài viết