8 bệnh về đường hô hấp do hút thuốc lá có thể bạn chưa biết
Có rất nhiều bệnh về đường hô hấp do hút thuốc lá mà chính những người hút thuốc cũng không lường trước được. Bài viết dưới đây, Santhuoc.vn sẽ chia sẻ với bạn về 8 căn bệnh hô hấp có liên quan đến thuốc lá để bạn có biện pháp phòng va
Tại sao hút thuốc lá gây các bệnh về đường hô hấp?
Trong khói thuốc lá có chứa tới hơn 7.000 hóa chất độc hại, trong đó có tới 69 chất gây ung thư. Những chất này thông thường được người hút thuốc trực tiếp hít vào cơ thể qua đường miệng.
Vậy nên, đường hô hấp chính là cơ quan đầu tiên chịu tác động của làn khói độc hại này. Những chất độc trong khói thuốc khi vào cơ thể sẽ xâm nhập, phá hủy các niêm mạc bên trong dễ bị tổn thương, phá hủy tế bào.
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp
Đặc biệt, khói thuốc khi vào đến phổi ứ đọng lại thành hắc ín bám vào thành phổi khiến cho phổi không có màu sắc bình thường như những người không hút thuốc.
Lâu dần chính các thành phần này là tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh về đường hô hấp vì hút thuốc lá.
Các bệnh về đường hô hấp do hút thuốc lá
1. Các bệnh hô hấp cấp tính
1.1. Giảm chức năng hoạt động của phổi
Người hút thuốc lá khi đưa khói thuốc vào cơ thể, các chất độc hại trong khói thuốc sẽ tác động trực tiếp đến các cơ quan hô hấp.
Thông thường, những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn.
Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá hủy.Khói thuốc chứa các chất độc hại sẽ làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy, do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi.
Với những người hút thuốc lá nhiều và lâu năm thì tình trạng này càng nghiêm trọng. Hậu quả là các chất nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm, chất nhầy bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Sự thay đổi cấu trúc phổi ở những người hút thuốc làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng lấy oxi của phổi.
Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, khiến cho dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm.
Điều này ảnh hưởng trầm trọng đến việc duy trì sự khỏe mạnh và chức năng bình thường của phổi. Lâu dần, phổi sẽ bị tổn thương, suy giảm chức năng hoạt động.
Đối với những người hút thuốc lá thụ động, nhất là trẻ nhỏ, khả năng tổn thương phổi lại càng dễ dàng, thậm chí là làm chậm phát triển chức năng phổi ở trẻ nhỏ.
1.2. Viêm đường hô hấp
Một trong những bệnh cấp tính đường hô hấp do hút thuốc lá là viêm phế quản, viêm phổi.
Những người hút thuốc thường có sức đề kháng kém hơn bình thường rất nhiều cho nên dễ dàng bị nhiễm các bệnh cấp tính về đường hô hấp. Thay đổi thời tiết hoặc gặp trường hợp bất lợi là có thể tái phát các bệnh này.
1.3. Ho, khó thở
Người hút thuốc lá thường bị tắc nghẽn đường thở dẫn đến phản ứng ho. Thậm chí là ho dài ngày nếu tình trạng không được cải thiện. Đây là 1 trong những tác hại của thuốc lá đối với hệ hô hấp dễ nhận thấy nhất.
Kèm theo ho là khó thở khi người hút thuốc có thể trạng không tốt, bệnh hoặc do môi trường bên ngoài tác động thêm.
Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng giảm thông khí đường thở do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt.
Nguyên nhân là vì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở bởi những chất nhầy nhiều không được tống ra ngoài, và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy.
Có thể thấy, việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp. Từ đó dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính, nguy cơ này ở người hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần.
1.4. Bệnh cúm
Người hút thuốc lá thường có hệ miễn dịch kém hơn những người không hút thuốc lá. Chính vì vậy, họ là đối tượng dễ bị lây cúm nhất khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với người có bệnh.
Vắc-xin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc, tỉ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.
2. Bệnh đường hô hấp mãn tính
2.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc chứng thở khò khè cao gấp 2 và mắc chứng ho mãn tính và có đờm gấp 11,5 lần so với người không hút thuốc.
Nguyên nhân là do phổi bị tổn thương, tắc nghẽn dẫn đến khó thở, lâu dần hình thành bệnh mãn tính khiến người bệnh có ran, rít trong phổi và thở khò khè.
Sự tắc nghẽn đường thở lâu dài dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tử vong. Đây là nguyên nhân gây ử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới.
2.2. Bệnh hen
Người khỏe mạnh khi hút thuốc lá lâu năm dễ mắc các bệnh mãn tính về đường hô hấp, trong đó có bệnh hen suyễn. còn người bị hen khi hút thuốc lá sẽ khiến bệnh này trở nên trầm trọng hơn.
Nguyên nhân là do người hút thuốc thì phải chịu nhiều đờm, giảm hoạt động của lông mao, dễ bị nhiễm bệnh và dị ứng.
2.3. Viêm đường hô hấp mãn tính
Hút thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể khiến cho nguy cơ viêm đường hô hấp mãn cao hơn ở người không hút thuốc.
Trong đó điển hình phải kể đến viêm phổi. Khi người hút thuốc lá đã bị nhiễm trùng đường hô hấp mà không ngừng hút thuốc lá thì tình trạng sẽ diễn ra ngày càng trầm trọng, dễ bị tái đi tái lại nhiều lần.
2.5. Ung thư phổi
Trong khói thuốc có chứa hàng chứa chất gây ung thư, những chất này trực tiếp đi vào cơ thể, cụ thể là phổi khiến phổi bị viêm, lâu dần tích tụ hình thành ung thư.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá chính là tác nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phổi. Nguy cơ bị ung thư phổi ở người hút thuốc lá cao gấp nhiều lần so với người không hút thuốc.
- Bạn có thể tìm hiểu tất cả nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và điều trị ung thư phổi trong bài viết: Bệnh ung thư phổi.
Hút thuốc lá là tác nhân hàng đầu gây ung thư phổi
Thống kê các bệnh về đường hô hấp do hút thuốc lá cho thấy, những căn bệnh do thuốc lá gây ra đều là những bệnh nguy hiểm hoặc là bệnh hiểm nghèo, là nguyên nhân hàng đầu gây nên các ca tử vong trên toàn thế giới.
Việc ngừng hút thuốc lá chính là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tật cũng như là phục hồi lại chức năng của hệ hô hấp và các cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì vậy, hãy ngừng thuốc càng sớm càng tốt để bảo vệ chính sức khỏe của mình và thế hệ tương lai.
Bình luận bài viết