Tìm hiểu về nguyên nhân , biểu hiện của bệnh ghẻ và cách điều trị
Ghẻ một trong những loại bệnh ngoài da khiến không ít người lo lắng? Vậy các thông tin quan trọng cần biết về loại bệnh này như thế nào?
Ghẻ là căn bệnh ngoài da lây lan thường gặp ở nước ta. Loại bệnh gây ra cảm giác ngứa ngáy, nặng có thể lở loét nhiễm trùng cực khó chịu. Vậy đây là loại bệnh gì, nguyên nhân cũng như dấu hiệu của bệnh. Bị bệnh có thể điều trị theo cách nào? Tất cả sẽ mang lại lời giải đáp chuẩn xác nhất cho bạn ngay tại bài chia sẻ dưới đây!
Bệnh ghẻ là bệnh gì?
Bệnh ghẻ là một trong những bệnh truyền nhiễm, có tốc độ lây lan khá nhanh. Chúng thường xuyên xuất hiện vào mùa đông, tại nơi đông dân cư và ẩm thấp.
Bệnh ghẻ là loại bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng gây lên
Bệnh ghẻ là loại bệnh ngoài da, bệnh do loài ký sinh trùng là con cái ghẻ xâm nhập vào và ở lại trên lớp biểu bì gây ra. Cái ghẻ còn thường được gọi là rệp, khi xâm nhập vào da có thể tồn tại tới 2 tháng và thường gây ngứa ngáy khó chịu đặc biệt về đêm.
Bên cạnh đó, ký sinh trùng sau khi vào lớp biểu bì sẽ làm tổ, đào rãnh và để trứng, phát triển khá nhanh và lây lan khắp cơ thể. Nếu bệnh ghẻ không được chữa kịp thời sẽ dễ gây lở loét, nhiễm trùng, chàm hóa hay viêm cầu thận cấp…
Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là một loại bệnh truyền nhiễm do đó rất dễ bùng phát tại các vùng có ổ dịch. Thông thường nguyên nhân gây ra loại bệnh này có thể kể đến như sau:
Do ký sinh trùng gây lên
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh ghẻ là do ký sinh trùng có tên gọi ghẻ cái hoặc rệp gây lên. Đây là loại ký sinh trùng có 8 chân, kích thước rất nhỏ không thể phát hiện bằng mắt thường. Chúng sẽ đào một đường hầm trong da để đẻ trứng, sau đó ấu trùng sẽ di chuyển lên bề mặt da sinh sôi và phát triển.
Ghẻ do ký sinh trùng gây nên
Do tiếp xúc trực tiếp vùng bị bệnh
Ngoài ra, một nguyên nhân gây bệnh ghẻ khiến không ít nơi tạo thành dịch bệnh chính là sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, vùng có bệnh. Ghẻ có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp. Chúng cũng có thể lây do sử dụng chăn màn, quần áo có chứa trứng, con ghẻ cái.
Do khâu vệ sinh kém
Ghẻ thường xuất hiện ở vùng ẩm thấp, khâu vệ sinh cơ thể cũng như môi trường sống xung quanh kém. Chính điều này dễ gây lên các loại nấm, ký sinh trùng phát triển là một trong những nguyên nhân gây bệnh ghẻ.
Do hệ miễn dịch yếu
Đôi khi sự suy yếu của hệ miễn dịch cũng là nguyên nhân gây lên bệnh ghẻ. Một vài đối tượng như bệnh nhân HIV, bệnh nhân thận, người già, trẻ nhỏ… thường dễ mắc bệnh hơn.
Điều này là do, hệ miễn dịch được coi như tấm màng chắn bảo vệ cơ thể tối ưu các tác động tấn công từ bên ngoài. Việc suy yếu hệ miễn dịch như rách tấm màng bảo vệ, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể và có cơ hội phát triển mạnh hơn.
Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là loại bệnh ngoài da, chúng sẽ tạo lên những trận ngứa dữ dội. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu duy nhất, ghẻ thường đi kèm một số dấu hiệu khác. Một vài dấu hiệu có thể kể đến như sau:
Ngứa ran và ngày một mạnh
Ghẻ có nhiều triệu chứng khác nhau, triệu chứng ngứa ran chính là dấu hiệu phổ biến nhất. Việc phát tác ghẻ có thể xảy ra sau một vài tuần khi ký sinh trùng xâm nhập vào da.
Bạn sẽ có cảm giác ngứa râm ran dưới lớp biểu bì tạo cảm giác rất khó chịu. Hơn nữa, cảm giác ngứa sẽ bùng phát mạnh vào ban đêm. Đôi khi ngứa quá nhiều khiến người bệnh mất ngủ.
Phát ban một số vùng trên cơ thể
Bên cạnh cảm giác ngứa, phát ban cũng là dấu hiệu thường thấy ở bệnh ghẻ. Phát ban đối với người bệnh này thường là nốt tròn đỏ có hiện tượng bị sưng xung quanh. Điều này là do sự phản ứng của cơ thể trước những chất thải và mạt ngứa do ký sinh trùng gây ra.
Biểu hiện của bệnh ghẻ
Phát ban có thể xuất hiện tại một số vùng cụ thể như:
Người lớn: bàn tay, kẽ ngón tay, nếp gấp da ở phần cổ tay, khủy tay hay đầu gối. Đặc biệt chúng thường xuất hiện ở các bộ phận sinh dục, núm vú hay vùng xung quanh đó, đầu gối, mông… Tóm lại là các vùng da mỏng, nhạy cảm.
Trẻ con: da đầu, mặt, cổ đôi khi tại lòng bàn tay, bàn chân…
Dấu hiệu lạ trên da
Một dấu hiệu của bệnh ghẻ cũng dễ nhận biết đó chính là những đường ngoằn ngoèo, có màu trắng xám hoặc hơi đỏ, có cảm giác nhô lên. Đây chính là những hang ổ ngầm của con ghẻ dưới lớp biểu bì của cơ thể. Nếu bạn thấy những đường nhô hơi uốn lượn khoảng 1cm, hãy nghĩ đến trong cơ thể đang có ổ ghẻ sinh sống.
Lở loét do ngứa
Những vết lở loét cũng là một trong biểu hiện của bệnh ghẻ. Do cơ thể phản ứng dữ dội với mạt ngứa do cái ghẻ gây ra, người bệnh gãi nhiều đặc biệt về đêm. Bệnh phát tác nặng khiến gây ra những vết lở loét.
Đây có thể là nguyên nhân khiến da bị nhiễm trùng, nhiễm trùng nặng có thể gây viêm cầu thận. Vết loét của bệnh ghẻ thường xuất hiện sau khi phát bệnh khoảng 1 tuần.
Đây là bàn tay của người bị ghẻ nước
Da tróc vảy
Da của người bệnh có thể tróc vảy đây chính là biểu hiện của bệnh ghẻ vảy. Dấu hiệu này có thể dễ dàng nhận biết nhớ những nốt phồng rộp dưới da nhỏ, vảy da dày phủ rộng quanh vùng bệnh hoặc trên khắp cơ thể.
Cách phát hiện bệnh ghẻ như thế nào?
Nếu cơ thể bạn bất chợt xuất hiện các dấu hiệu kể trên hãy tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế đặc biệt là chuyên khoa về da liễu. Thông thường người ta phát hiện bệnh ghẻ thông qua một vài phương pháp khám lâm sàng như sau:
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng bước đầu sau khi nghe mô tả và quan sát phần nhạy cảm dưới da nghi do ấu trùng ghẻ gây ra. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng kim cạo một ít da rất nhỏ, dùng phóng to dưới kính hiển vi tìm trứng hoặc con ghẻ.
Xét nghiệm bội mực
Nếu việc phát hiện con ghẻ, ấu trùng hay trứng bằng kính hiển vi khó khăn, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm bội mực. Phương pháp xét nghiệm này khá đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Cụ thể:
Bác sĩ dùng mực bôi lên phần da bị ngứa, sau đó dùng gạc có tẩm cồn lau vết mực. Nếu vết mực bị giữ lại một chút dưới da, đồng thời có hiện lên đường ngoằn ngoèo tối màu, chắc chắn bạn đã bị ghẻ.
Cách điều trị bệnh ghẻ
Hiện nay, bệnh ghẻ có thể điều trị từ nhiều cách khác nhau từ cách điều trị dân gian như khiêu con ghẻ, tắm lá… đến trị bằng thuốc tây y hoặc dùng kem bôi ngoài da. Một số cách điều trị chủ yếu và có hiệu quả cao nhất có thể kể đến như:
Biện pháp khắc phục bệnh ghẻ bằng Đông Y
Đối với ghẻ người ta thường chọn kem bôi đặc trị ngoài da để nhanh chóng hạn chế tình trạng ngứa, lở loét do gãi. Một trong những sản phẩm được đánh giá cao trong việc trị ghẻ chính là kem bôi da Thuần Mộc Thanh Mộc Hương. Đây là dòng kem bôi mang tính hiệu quả cao, có khả năng trị dứt điểm ghẻ nhanh chóng, hạn chế sự lây lan tối ưu.
Kem bôi da Thuần Mộc - khắc tinh của bệnh ngoài da
Kem bôi da Thuần Mộc với 100% thành phần từ thiên nhiên. Chúng được bào chế theo bài thuốc dân gian từ xưa, mang lại tính an toàn cao cho người sử dụng. Đối với bệnh nhân bị ghẻ chỉ cần vệ sinh sạch vùng da bị ngứa, bôi một lớp mỏng kem và hạn chế sự tác động vào vùng da đã bôi thuốc. Chỉ sau 1 tuần sử dụng bạn có thể kết thúc hoàn toàn việc ngứa khó chịu do con ghẻ gây lên.
Hiện đây là phương pháp điều trị ghẻ tốt nhất được người dân cùng các bác sĩ chuyên khoa da liễu tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm được chiết xuất từ những nguyên liệu trong bài thuốc dân gian của người dân tộc Dao, chúng có độ an toàn cao nên sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già…
Một số bài thuốc dân gian trong trị ghẻ
Ngoài sử dụng viên uống liễu hoàn đan và kem bôi da bách mộc ra thì bạn tham khảo một số bài thuốc dân gian khác như:
Sử dụng các loại lá đun nước tắm
Rất nhiều người đã trị khỏi ghẻ nhờ việc tắm các loại lá có tính đắng, có khả năng sát khuẩn cao như lá bạch đàn, lá đào, lá trầu không…. Người bệnh chỉ cần sử dụng một nắm lá vừa đủ, chọn những lá không bị sâu bệnh, rửa thật sạch với nước.
Sau khi rửa sạch cùng nước, tiến hành đun sôi lá khoảng 10 phút. Sau đó dùng nước đặc tắm liên tục ngày 2 lần, kéo dài trong 1 tuần. Dưới đặc tính sát khuẩn mạnh, các con ghẻ cái sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể, khả năng đẻ trứng cũng bị hạn chế tối đa.
Sử dụng lá bôi
Bên cạnh việc dùng các loại lá đắng, lá có tính sát khuẩn cao để tắm, người ta cũng sử dụng các loại lá bôi trực tiếp lên vùng bị ngứa do ghẻ. Cụ thể:
Dùng lá cây sầu đâu, lá mướp đắng có thể sử dụng cùng một ít muối hạt. Sau đó dã nhuyễn lá tạo thành bột, dùng bột hoặc bã lá trà xát lên vùng bị ngứa, để khoảng 30 phút mới tiến hành rửa sạch. Bạn làm liên tục 1 tuần, ngày 2 lần sẽ có được hiệu quả trị ghẻ cao.
Kết hợp rau sam, lá xoan và lá đào
Một trong những biện pháp trị ghẻ được khá nhiều người lựa chọn và có được hiệu quả cao chính là sự kết hợp giữa rau sam, lá xoan cùng lá đào. Bài thuốc này khá đơn giản như sau:
Chuẩn bị 30g rau xam, 20g lá xoan và 10g lá đào. Tất cả rửa sạch, giã nát sau đó ngâm với rượu trong lọ thủy tinh, bạn sử dụng khoảng 3 chén rượu trắng. Bạn tiến hành ngâm sau 1 đêm là có thể sử dụng hỗn hợp bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa, bôi liên tục trong vòng 1 tuần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng muối để trị ghẻ. Khi bạn cảm thấy ngứa ngáy, tốt nhất hãy dùng muối pha cùng nước tắm mỗi ngày. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp giảm ngứa nhanh chóng.
Khêu ghẻ
Một trong những phương pháp trị bệnh ghẻ được người xưa thường xuyên truyền tai nhau chính là khêu ghẻ. Theo các cụ, con ghẻ sống dưới da, chúng có thể di chuyển và người ta sẽ dùng một chiếc kim để bắt. Tuy nhiên, cách điều trị bệnh này không được khuyến khích vì có thể gây đau đớn và không ít rủi ro.
Lưu ý sau điều trị bệnh
Ghẻ là loại bệnh có thể lây lan khi dùng chung đồ với người bệnh. Vì thế, bạn nhất định phải tránh tiếp xúc với vùng có bệnh, tuyệt đối không dùng chung đồ với người bị ghẻ. Nếu sau quá trình điều trị ghẻ, quần áo phải luộc bằng nước sôi, đem phơi dưới nắng để diệt tận gốc trứng hay ghẻ có trong quần áo.
Giữ vệ sinh sạch sẽ đặc biệt chân, tay và miệng. Việc cơ thể bẩn, thức ăn bẩn cũng là nguyên nhân gây bệnh và tái phát ghẻ trở lại.
Thực hiện nghiêm túc quá trình điều trị, bôi thuốc đúng cách để đạt hiểu quả tối ưu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh ghẻ từ định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả. Ghẻ là căn bệnh ngoài da lây lan do ký sinh trùng gây ra, vì vậy cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh, nơi có ổ dịch. Phòng bệnh tốt nhất bằng việc giữ vệ sinh thân thể cùng môi trường sống, nâng cao hệ miễn dịch tránh sự xâm nhập của ghẻ cái.
Bình luận bài viết