Tất cả những câu hỏi thường gặp nhất về bệnh Ung thư phổi
Ung thư phổi có nguy hiểm không, có lây không, có di truyền không? sống được bao lâu... là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
1. Ung thư phổi có nguy hiểm không?
Những lý do dưới đây sẽ cho bạn thấy bệnh ung thư phổi nguy hiểm như thế nào?
Tỷ lệ tử vọng hàng đầu trong các loại ung thư
Theo TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bứu Hưng Việt, ước tính tại thủ đô Hà Nội trung bình tỷ lệ được chẩn đoán ung thư phổi vào khoảng 40/100.000 dân và ở TP HCM là khoảng 30/100.000 người. Khoảng 20.000 được phát hiện mắc mới mỗi năm trong phạm vi cả nước, trong đó tỷ lệ tử vong là khoảng 17.000 người.
Tại Việt Nam, ung thư phổi được xếp thứ hai trong 10 loại ung thư thường gặp ở cả hai giới. Đây là loại ung thư ác tính nhất, dễ di căn, lan từ phổi đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
Khó phát hiện trong giai đoạn đầu
Ung thư phổi được đánh giá là một căn bệnh phổ biến cũng như tỷ lệ người mắc bệnh, tử vong ngày một tăng. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu lại rất khó khăn.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, Hà Nội, ung thư phổi ở giai đoạn đầu có những triệu chứng rất nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về đường hô hấp khác. Đa phần bệnh nhân được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn và hơn 90% tử vong sau một năm kể từ khi phát hiện bệnh.
- Để hiểu rõ hơn về bệnh ung thư phổi, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị, bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết santhuoc.vn đã chia sẻ dưới đây: Bệnh Ung thư phổi là gì?
2. Ung thư phổi có lây không?
Về việc ung thư phổi có lây nhiễm không, BV Ung Bướu Hưng Việt trong bài đăng xuất bản năm 2017 cho biết, bệnh ung thư phổi hoàn toàn không lây nhiễm trong mỗi trường không khí, ăn uống, không lây truyền từ người sang người.
Trang benhhohap.vn trong một bài tư vấn cho bệnh nhân cũng khẳng định, bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối không giống với bệnh lao nên không thể có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp.
Virus gây bệnh này chỉ cư trú và phát hiện trong cơ thể người bệnh, hình thành những khối u có thể di căn gây tổn hại hệ hô hấp, phá vỡ hệ miễn dịch. Dần dần, cơ thể người bệnh không còn khả năng miễn dịch, suy yếu, dẫn đến tử vong.
Khi tiếp xúc với người bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, bạn không cần lo lắng vì virus gây bệnh hoàn toàn không lây nhiễm từ người này sang người kia.
3. Ung thư phổi có di truyền không?
GS Nguyễn Bác Đức - Nguyên giám đốc bệnh viện K Hà Nội cho biết, chỉ có một số ít bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi có yếu tố di truyền.
Đa phần các bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đều không liên quan đến gene di truyền. Đồng thời, cũng sẽ không để lại bệnh cho các thế hệ sau.
Giáo sư Nguyễn Bác Đức cũng cho biết thêm, thực chất ung thư là căn bệnh do tổn thương gene, một vật liệu mang tính di truyền của tế bào gây ra.
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tổn thương gene. Theo thống kê, có hơn 80% trường hợp mắc bệnh là do những yếu tố bên ngoài môi trường tác động.
Theo giáo sư Đức, có thấp hơn 10% trường hợp bệnh nhân xuất hiện tổn thương gene có sẵn trong cơ thể. Tổn thương gene này có thể sẽ di truyền, nhưng sẽ không di truyền cho tất cả con người có hệ gene này.
Số con sẽ nhận di truyền các gene chỉ chiếm khoảng 50%. Trong số những người con có gene ung thư, chỉ một tỷ lệ thấp sẽ mắc ung thư trong cuộc đời của họ.
4. Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Có thể nói thời gian sống của người bị chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân và cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
- Tuổi: Khi bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư, nếu bệnh nhân càng trẻ tuổi thì thời gian sông càng lâu hơn.
- Giới tính: cùng mắc bệnh ung thư phổi cùng giai đoạn nhưng nữ vẫn sống lâu hơn nam giới.
- Hiện trạng sức khỏe tổng quát ở thời điểm người bệnh phát hiện bệnh: Nếu sức khỏe của người bệnh càng tốt vào thời điểm bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, thì bệnh nhân có khả năng cao hơn, có thể chống chịu với các phác đồ điều trị cũng như các loại thuốc điều trị, và có thể kéo dài tuổi thọ lâu hơn.
- Tình trạng phản ứng của cơ thể đối với thuốc : Khi thực hiện các phác đồ điều trị như : liệu pháp hóa học, phẫu thuật, điều trị đích, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp vật lý.
- Một số bệnh lý phối kết hợp: Các tình trạng như tràn khí cũng có thể thu hẹp thời gian sống của người bệnh bị ung thư phổi giai đoạn số 4.
- Một số biến chứng của ung thư phổi: các biến chứng như đông máu cũng có thể khiến người bệnh còn ít thời gian sống hơn.
Cần phải lưu ý với các bạn đọc rằng : Mặc dù ung thư phổi giai đoạn cuối không thể chữa được nhưng nếu người nhà biết chăm sóc tốt cho người bệnh thì tỉ lệ kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân là rất cao.
- Bài viết bạn nên đọc: Ung thư phổi sống được mấy năm?
5. Phòng chống ung thư phổi như thế nào?
Ngoài câu hỏi ung thư phổi có lây qua đường hô hấp nhận được chú ý. Cách phòng chống ung thư phổi cũng đang được quan tâm. Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn có cách phòng chống ung thư phổi hiệu quả:
- Không hút thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân gây ra những bệnh rất nguy hiểm do chứa nhiều độc tố. Vì vậy, bỏ thuốc lá là cách phòng chống ung thư phổi dễ nhất.
- Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích
Các chất có cồn gây hại hệ thần kinh. Ảnh hưởng đến gan, phổi nhiều. Loại bỏ thói quen này sẽ giúp bạn sống khỏe hơn.
- Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng. Chống lại những bệnh tật không mong muốn.
- Ăn sản phẩm sạch sẽ, tốt cho sức khỏe
Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo. Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thịt nạc…
- Tạo lối sống lành mạnh, khoa học
Làm việc, nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Từ bỏ thói quen thức khuya cực có hại. Xây dựng môi trường làm việc thoáng đãng, mát mẻ, tránh stress.
Bình luận bài viết