Có nên bỏ thuốc lá đột ngột? Những mẹo hay giúp bạn cai nghiện thành công
Bỏ thuốc là một điều hiển và nên làm, nhưng có nên bỏ thuốc lá đột ngột hay không? Và nếu bỏ đột ngột bạn sẽ gặp phải những vấn đề gì về sức khỏe? Làm sao bỏ thuốc lá an toàn?
Bỏ thuốc là một điều hiển và nên làm, nhưng có nên bỏ thuốc lá đột ngột hay không? Và nếu bỏ đột ngột bạn sẽ gặp phải những vấn đề gì về sức khỏe? Làm sao bỏ thuốc lá an toàn?
Hãy cùng Antismok giải đáp cụ thể những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây nhé.
Hệ lụy từ thuốc lá – những con số không biết nói dối
Hút thuốc lá – con đường đẫn đến cái chết đầy đau đớn, thương tâm.
Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất, phần lớn là chất độc hại, trong đó có 69 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất vẫn là nicotin - bài toán khó cho những người cai thuốc.
Theo Hiệp hội Ung thư của Mỹ (ACS), một nửa số người hút thuốc lá trên toàn thế giới sẽ kết thúc cuộc đời của họ bằng một căn bệnh có liên quan tới thuốc lá.
Chỉ riêng tại Mỹ có 16 triệu người mắc bệnh liên quan tới thuốc lá, bao gồm ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Cứ 5 người tử vong thì có 1 người do thuốc lá.
Ở nước ta, mỗi năm có 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và 33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động
Thuốc lá đang lê lưỡi hái tử thần vào từng gia đình, lấy đi sinh mạng của nhiều người theo những cách khác nhau đầy đau đớn và nước mắt. Rõ ràng ai cũng biết “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” nhưng biết hại mà vẫn hút, biết sẽ chết mà vẫn không thể bỏ. Đó là thực trạng đang diễn ra và hút thuốc vẫn được coi là “chuyện thường ngày”.
Bạn có nên bỏ thuốc lá đột ngột?
Tâm lý chung của những người đang hút thuốc đều muốn giảm dần lượng thuốc hút mỗi ngày hơn là dừng hút thuốc đột ngột. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn nên chọn sẵn một ngày rồi dừng hút thuốc đột ngột. Điều này đã được khoa học chứng minh và giúp rất nhiều người cai thuốc lá thành công.Theo tạp chí Annals of Internal Medicine, “Cold turkey” (bỏ thuốc đột ngột) là biện pháp bỏ thuốc lá thành công nhất từ trước tới nay.
Bỏ thuốc đột ngột là biện pháp bỏ thuốc lá thành công nhất từ trước tới nay.
Cơ sở thực tiễn của việc áp dụng biện pháp bỏ thuốc lá đột ngột:
- Tiến sĩ Nicola Lindson-Hawley và cộng sự của mình đã tiến hành nghiên cứu, áp dụng biện pháp ngừng thuốc lá đột ngột trên 697 người trưởng thành nghiện thuốc lá thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Ngừng theo phương pháp“Cold turkey” (ngừng đột ngột).
Nhóm 2: Cắt giảm dần dần.
* Điều kiện chung áp dụng cho 2 nhóm: thời gian áp dụng như nhau, đều nhận được sự hỗ trợ từ các y tá và có quyền sử dụng liệu pháp thay thế nicotine như kẹo cao su nicotine, hoặc súc miệng hằng ngày.
* Kết quả:
- Ở tuần thứ tư, 39% người bỏ thuốc lá dần dần (Nhóm 2) đã không còn hút thuốc lá nữa. Trong khi con số đó ở nhóm 1 “Cold turkey” bỏ thuốc đột ngột là 49%.
- Sau 6 tháng, tất cả các tình nguyện viên trong nghiên cứu được đo lượng Carbon monoxide khi thở ra để đảm bảo một cách khách quan rằng đã thực sự cai thuốc hay chưa. Lúc này, chỉ hơn 15% số người trong nhóm cai thuốc lá dần dần còn duy trì việc không hút thuốc. Trong khi đó, 22% số người theo phương pháp cai thuốc đột ngột đã chấm dứt hẳn việc hút thuốc.
Từ thực tiễn nghiên cứu này, chứng minh việc dừng hút thuốc lá đột ngột có hiệu quả cao hơn so với cắt giảm lượng thuốc từ từ mỗi ngày.
Một số triệu chứng gặp phải khi áp dụng biện pháp dừng hút thuốc lá đột ngột:
Bất cứ bạn quyết định làm điều gì, tất cả đều có sự đánh đổi. Chỉ là bạn nên cân nhắc về những triệu chứng trong quá trình bỏ thuốc với sức khỏe lâu dài của bản thân và gia đình, có đáng để bạn chấp nhận trải qua hay không. Điều này giúp bạn chuẩn bị tinh thần, cũng như quyết tâm cao độ để bỏ thuốc thành công.
* Cảm giác khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt:
Khoảng 4 – 6 tuần đầu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung làm việc.
Bạn không cần quá lo lắng, đây là những triệu trứng thông thường xảy ra trong khoảng 4 – 6 tuần khi bắt đầu bỏ thuốc.Ngoài ra, một số người sẽ cảm thấy bị stress, khó khăn trong việc tập trung, thị lực kém, đau đầu.Nguyên nhân của triệu chứng này đến từ việc bạn từ bỏ sự phụ thuộc vào nicotine, cơ thể (đặc biệt là não bộ) cần thời gian để thích nghi và loại bỏ dần chất gây nghiện này.
* Thay đổi tâm trạng, trầm cảm, hay cáu gắt:
Dừng thuốc khiến tâm trạng thất thường, khó chịu.
Khi bạn dừng hút thuốc, đồng nghĩa với việc cắt bỏ việc đưa nicotine vào cơ thể, điều này dẫn đến thay đổi về hormone , bạn sẽ thường cáu gắt, nổi nóng, cảm thấy bứt rứt khó chịu, khó tập trung vào công việc.
* Tăng cân:
Nicotine được cho là ngăn chặn sự thèm ăn, bởi vậy việc tăng cân sau khi bỏ thuốc lá rất phổ biến.Nguyên nhân chính là khi ngừng hút thuốc lá, bạn có xu hướng thèm ăn trở lại và bạn cần thay thế thói quen hút thuốc là bằng một thứ gì đó – đồ ăn (đặc biệt đồ ngọt) được nhiều người lựa chọn. Và khi ăn liên tục và kéo dài trong thời gian cai thuốc, việc tăng cân khó tránh khỏi.
Hiện tượng tăng cân thường xảy ra trong vòng 1 năm và trung bình người bỏ hút thuốc sẽ tăng khoảng 5kg. Tuy nhiên, lượng tăng cân này không khiến bạn phải lo lắng đến chuyện ăn kiêng và không đáng gì so với chuyện tiếp tục hút thuốc và những hệ lụy lâu dài về sức khỏe mà thuốc lá gây ra cho cơ thể bạn.
* Mất ngủ:
Mất ngủ diễn ra trong khoảng 1 – 2 tuần đầu cai thuốc.
Việc ngừng dùng nicotine khiến tâm trạng bạn bất ổn, lo âu và căng thẳng, kết quả là bạn cần nhiều thời gian hơn để vào giấc ngủ và ngủ không sâu. Đừng quá lo lắng, triệu trứng này sẽ hết sau khoảng 1 – 2 tuần đầu cai thuốc.
* Tiêu hóa kém:
Bạn sẽ cảm thấy khó chịu dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, IBS (hội chứng ruột kích thích) và chứng táo bón trong 1 – 4 tuần đầu (tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe từng người.
Giải pháp: Cần tránh những thực phẩm gây đầy hơi như đậu, bông cải xanh, bắp cải, các đồ uống có ga, thực phẩm đồ hộp chế biến sẵn trong 3-4 tuần. Nên ăn thực phẩm tươi sống lành mạnh, uống nhiều nước, bổ sung các vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
* Bị ho sau khi bỏ thuốc :
Hệ hô hấp của bạn là nơi trực tiếp tiếp xúc với khói thuốc và nicotine. Hút thuốc lá làm tích tụ các độc chất (chủ yếu là hắc ín) trên lông mao trong phổi. Khi không hút thuốc lá sẽ kích hoạt lại long mao hoạt động hiệu quả và những cơn ho là một phần của quá trình làm sạch này.
Những thay đổi của sức khỏe cơ thể bạn khi ngừng hút thuốc lá
Ngừng hút thuốc giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.
- 90 phút đầu tiên: Lượng nicotine trong máu giảm xuống một nửa, lượng oxy cũng bắt đầu trở lại bình thường.
- 8 tiếng sau: Lượng khí carbon monoxide trong cơ thể giảm dần, chất nicotine có trong máu cũng giảm xuống 93%.
- 24 tiếng sau: Lượng khí carbon monoxide hoàn toàn không còn tồn tại trong cơ thể. Chất dịch nhầy trong phổi dần được loại bỏ. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng giảm dần.
- 1 tuần sau: Vị giác và khứu giác được cải thiện dần, việc hít thở cũng trở nên dễ dàng hơn.
- 4 tuần sau: Các cơn ho giảm dần, hệ tuần hoàn cũng được cải thiện. Phổi hoạt động tốt hơn đến 10%.
- 1 năm sau: Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch giảm xuống 1 nửa, cảm giác vui vẻ và hài lòng với cuộc sống trở lại mức bình thường như những người không hút thuốc.
- 5 năm sau: Những nguy cơ bị đột quỵ hay mắc ung thư phổi giảm xuống đáng kể so với những người không bỏ thuốc lá.
- 10 năm sau: Nguy cơ tử vong do ung thư phổi giảm xuống 50 đến 70%.
- 15 năm sau: nguy cơ tử vong do mắc các bệnh về tim mạch giảm xuống bằng với người không hút thuốc.
3 điều có thể giúp ích cho bạn trong quá trình cai thuốc
- Cần chuẩn bị tinh thần và nắm rõ những triệu chứng có thể gặp phải để quá trình bỏ thuốc dễ dàng hơn.
- Tìm cách trì hoãn cơn thèm hút: hút thở sâu, đánh răng, uống nước từng ngụm nhỏ hoặc vận động, làm các việc khác để tránh nghĩ đến thuốc. Sau khoảng năm phút, cơn thèm thuốc sẽ giảm dần.
- Nghe nhạc, tập thể thao hay trò chuyện với bạn bè. Sau khi bỏ hút, năng vận động, giữ lối sống lành mạnh là điều tốt nhất để có sức khỏe tốt, giảm thiểu tình trạng tái hút thuốc lá.
Hy vọng một vài chia sẻ vừa rồi sẽ giúp các bạn đã, đang và sẽ có ý định bỏ thuốc có những định hướng trong quá trình cai thuốc lá. Bản thân bạn cũng nhận thức được tác hại và những hệ lụy mà thuốc lá mang đến cho sức khỏe của bạn và những người xung quanh. Làm một việc hoàn toàn có lợi, không có lý do gì để bạn trì hoãn việc ngừng hút thuốc ngay từ hôm nay.
Bình luận bài viết