Đừng để khói thuốc lá đầu độc con bạn
Tác hại của khói thuốc lá đối với trẻ em đã được các tổ chức y tế chứng thực rất nhiều. Đừng để việc hút thuốc sẽ giết đi mầm non tương lai đất nước.
Khói thuốc lá vô cùng nguy hiểm đến tất cả mọi người, kể cả người hút thuốc và không hút thuốc. Nhưng đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khói thuốc lá nhất chính là trẻ em.
Ở lứa tuổi còn nhỏ, hệ miễn dịch chưa trưởng thành. Trẻ nhỏ dễ bị các chất độc hại có trong khói thuốc làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, cả trước mắt và mai sau khi lớn lên.
Các bạn hãy cùng cai thuốc antismok tìm hiểu về cách thức tiếp xúc với khói thuốc, tác hại cũng như cách phòng tránh cho cho nhỏ. Đừng để khói thuốc lá đầu độc con bạn.
1. Khói thuốc lá có hại thế nào đối với trẻ nhỏ?
Theo nghiên cứu, trong khói thuốc lá có hơn 4.000 hóa chất, trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khỏe, bao gồm chất gây nghiện. Với người trưởng thành bình thường nếu hút thuốc sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 - 80% với các bệnh chủ yếu như:
- Ung thư (ung thư phổi),
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
- Các bệnh tim…
Thuốc lá gây suy thoái giống nòi do làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
Khói thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm đối với sức khỏe trẻ em
Thế nên, với trẻ em, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ bị tác động bởi các chất độc hại có trong khói thuốc lá khi phải tiếp xúc với khói thuốc. Trẻ em khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lẽ sẽ có tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường hô hấp cao hơn bình thường. Theo nghiên cứu, nhóm đối tượng trẻ nhỏ này còn bị những ảnh hưởng trầm trọng về sức khỏe.
Trẻ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá sẽ trở thành người hút thuốc lá thụ động. Chất độc hại trong khói thuốc lá sẽ có thể làm suy yếu khả năng học hỏi của trẻ bởi trong khói thuốc lá có nhiều chất gây hại cho hệ thần kinh của con người. Bên cạnh đó, trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thường tăng nguy cơ rối loạn hành vi như: rối loạn tăng động giảm chú ý, quá hiếu động, hung hăng, trầm cảm, phạm pháp…đây là một hệ lụy nghiêm trọng của khói thuốc lá về tâm thần đang được nghiên cứu.
Trẻ em tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá thường có nguy cơ cao bị các chứng bệnh như: động mạch vành sớm, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, ung thư phổi… khi trưởng thành. Ngoài ra, khói thuốc lá còn là tác nhân gây ra béo phì, tiểu đường ở trẻ.
2. Trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc như thế nào?
Nếu trong gia đình bạn có người hút thuốc lá thì chắc chắn trẻ nhỏ trong nhà cũng sẽ là đối tượng hút thuốc lá thụ động. Trẻ nhỏ sống ngay trong nhà sẽ vô tình tiếp xúc hoặc hít phải khói thuốc lá do người lớn phả ra. Có thể bố mẹ không hút thuốc lá trực tiếp trong nhà nhưng khói thuốc lá vẫn có trong hơi thở, bám vào quần áo, chăn gối… đây đều là những nơi trẻ nhỏ tiếp xúc thường xuyên nên dễ dàng hít phải khói thuốc lá vào phổi.
Trẻ nhỏ thường bị hút thuốc lá thụ động từ sự vô ý của người lớn
Người hút thuốc lá thụ động nhất là trẻ em thường bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Do thuốc phụ độc hại gấp 2 – 3 lần khói thuốc do người hút thải ra vì khói thuốc phụ không đi qua đầu lọc khói. Nếu trẻ có mẹ hút thuốc lá thì sẽ càng bị ảnh hưởng nhiều hơn. Đặc biệt, những trẻ bú sữa từ người mẹ hút thuốc sẽ gặp nhiều nguy cơ nhất bởi hóa chất từ khói thuốc sẽ hòa lẫn bên trong sữa mẹ. Trường hợp này còn nguy hiểm hơn nhiều. Vì thế nếu đang mang thai, tốt nhất bạn không nên hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc ở bất cứ đâu, đừng để chính mình là người đầu độc con nhỏ bằng khói thuốc.
3. Những căn bệnh trẻ nhỏ thường gặp khi tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá
Có rất nhiều căn bệnh của trẻ nhỏ từ nhẹ đến nặng có nguyên nhân từ khói thuốc lá. Dưới đây là một số bệnh có số ca trẻ mắc phải nhiều nhất:
3.1. Viêm phế quản
Khói thuốc lá là tác nhân trực tiếp khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về phổi như viêm phế quản, viêm phổi… Đặc biệt là trong 2 năm đầu đời, trẻ còn nhỏ, sức đề kháng kém, dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các chất độc hại có trong khói thuốc lá.
3.2. Hen suyễn
Nếu trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời thì nguy cơ bị hen suyễn là rất cao so với những trẻ bình thường. Những trẻ mắc bệnh này cần phải uống thuốc trong quãng thời gian dài để điều trị. Hệ lụy của bệnh hen suyễn là có thể đeo bám trẻ đến khi lớn lên, căn bệnh này sẽ theo trẻ đến hết cuộc đời và trẻ luôn cần phải được chăm sóc y tế thường xuyên.
3.3. Hơi thở ngắn
Những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thường bị các bệnh về đường hô hấp, thậm chí là phổi bị tổn thương do khói thuốc, khi còn nhỏ sẽ không thể thở sâu được. Khi trưởng thành, trẻ sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc hít thở sâu.
3.4. Nhiễm trùng tai
Nếu bạn thường xuyên hút thuốc, trẻ cũng thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc thì trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp, mũi họng. Khi để lâu và không có giải pháp điều trị tốt sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng tai. Tình trạng này nếu để lâu dài đến tình trạng nghiêm trọng có thể phát triển thành bệnh viêm màng não cầu khuẩn, gây tàn tật về thần kinh, mất thính giác và thậm chí là tử vong nếu bị nặng.
3.5. Ung thư phổi
Một trong những điều nguy hiểm nhất của khói thuốc là có thể khiến trẻ bị ung thư phổi ngay từ khi còn rất nhỏ. Khi tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời, trẻ dẽ bị tổn thương đường hô hấp đặc biệt là phổi nên có thể bị ung thư phổi, ngoài ra, còn có thể bị ung thư bạch huyết, ung thư máu và ung thư não hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
3.6. Dễ bị cảm lạnh, ho, viêm họng
Trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ có đường hô hấp yếu, dễ ốm, sưc sđề kháng kém nên dễ bị cảm lạnh mỗi khi thời tiết thay đổi. Đồng thời, trẻ cũng dễ bị viêm mũi họng, bi ho, sốt khi thay đổi thời tiết hay môi trường sống.
Trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc lá thường mắc các bệnh về hô hấp
3.7. Hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS)
Đây là một tình trạng nghiêm tọng khi trẻ phải tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá trong những năm đầu đời. Theo nghiên cứu cho thấy, nhóm tyer tiếp xúc xúc nhiều với khói thuốc, thì nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử khi ngủ gấp hai lần so với trẻ bình thường.
Đó là một số tác hại của thuốc lá đối với trẻ nhỏ mà ta thường thấy nhất.
4. Cách để phòng tránh khói thuốc lá cho trẻ nhỏ
Để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ khỏi thuốc lá thì các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
4.1. Từ bỏ hút thuốc lá
Đây là điều đầu tiên các bố mẹ phải tính đến khi quyết định có con. Hay từ bỏ thuốc lá ngay từ khi quyết định chuẩn bị mang thai để bảo vệ sức khỏe con yên ngay từ lúc trong bụng mẹ. Các ông bố khi nhà có con nhỏ nên bỏ thuốc ngay lập tức nếu không muốn khói thuốc do mình phả ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con nhỏ. Đặc biệt là các bà mẹ cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá nếu không muốn đứa con mình sinh ra còi cọc, ốm yếu thậm chí là dị tật.
4.2. Không hút thuốc trong nhà
Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn khi phải bỏ hút thuốc thì hãy từ bỏ thói quen hút thuốc ở nhà. Bạn có thể hút ngoài sân, ban công, sân thượng hoặc dành một phòng riêng để hút thuốc. Khi hút thuốc, bạn nên nhớ mặc thêm một loại áo đặc biệt bên ngoài để không bị mùi khói thuốc áp vào. Trước khi bế con hãy rửa tay bằng xà phòng và xúc miệng để khói thuốc không làm ảnh hưởng đến con nhỏ.
4.3. Tránh để con đến những nơi công cộng có người hút thuốc lá
Những khu vực như công viên thường có nhiều người hút thuốc lá. Bạn nên tránh để con đến những khu vực này, tránh để con hít phải khói thuốc từ những người xung quanh. Bảo vệ con trẻ khỏi ảnh hưởng của khói thuốc lá chính là bảo vệ sức khỏe lâu dài cho các con.
Nhìn chung để tránh thuốc lá đầu độc con bạn thì bạn phải từ bỏ thuốc lá ngay hôm nay. Bạn phải thật quyết tâm từ bỏ làn khói trắng, và để điều này trở nên dễ dàng hơn thì bạn có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả "nước súc miệng cai thuốc lá antismok" đạt chuẩn quốc tế trong quá trình cai thuốc.
Bình luận bài viết