Giải pháp thoát khỏi bệnh mẩn ngứa đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà
Bệnh mẩn ngứa tuy không quá nguy hiểm nhưng lại rất dễ tái phát, gây ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy làm cách nào để chữa trị?
Thời tiết dạo gần đây hay thay đổi khiến không ít người phải khốn khổ với bệnh mẩn ngứa, nổi mề đay, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng. Bệnh mẩn ngứa dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại rất dễ tái phát, gây ảnh hưởng tương đối đến cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc hằng ngày.
Vậy loại bệnh này có biểu hiện như thế nào và nguyên nhân từ đâu? Hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc cho bạn cùng các giải pháp cụ thể giúp điều trị mẩn ngứa đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà.
Theo bạn bệnh mẩn ngứa là căn bệnh gì?
Mẩn ngứa là một dạng phản ứng của tình trạng viêm da dị ứng với những mảng hoặc nốt mẩn có màu đỏ. Các triệu chứng thường kèm với nổi ban da là ngứa và nổi bóng nước, lúc đầu chỉ xảy ra ở một phần của cơ thể nhưng sau đó lan rộng ra các khu vực khác.
Mẩn ngứa là một dạng phản ứng của tình trạng viêm da dị ứng
Bệnh mẩn ngứa không phải là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng của con người nhưng lại gây ra sự khó chịu cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, để lại những vết sẹo gây mất thẩm mỹ cho làn da nếu không được chữa trị dứt điểm.
Đồng thời, theo các phó giáo sư, bác sĩ đầu ngành, bệnh mẩn ngứa chỉ có thể tái phát nhiều lần chứ không không phải là căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người này sang người khác.
Nguyên nhân gây ra bệnh mẩn ngứa
Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh mẩn ngứa là điều tiên quyết mà bạn cần nắm rõ để có thể nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Theo kinh nghiệm lâu năm trong nghề, các bác sĩ cho biết tình trạng mẩn ngứa thường xảy ra do một trong các nguyên nhân sau đây:
Dị ứng thức ăn: Nếu cơ thể bạn dị ứng với các thành phần của một số loại thực phẩm như đậu phộng, sữa hoặc trứng thì tình trạng mẩn ngứa có thể xuất hiện.
Dị ứng thành phần trong thuốc: Bên cạnh thức ăn, cũng có một số người còn bị mẩn ngứa do mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc như thuốc kháng sinh, Aspirin hoặc Ibuprofen,...
Bệnh mẩn ngứa có thể do dị ứng thức ăn, thuốc uống hoặc côn trùng cắn
Côn trùng cắn: Nọc độc của các loại côn trùng như nhện, ong, rết có thể là tác nhân gây mẩn đỏ khắp toàn bộ cơ thể mà ít ai ngờ tới.
Dị ứng với hóa mỹ phẩm: Việc sử dụng, tiếp xúc thường xuyên với những sản phẩm hóa mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, thành phần rõ ràng dễ làm tăng nguy cơ nổi mề đay mẩn ngứa.
Bệnh lý: Một số bệnh lý thường gặp như bệnh tuyến giáp tự nhiên, lupus ban đỏ hoặc Cryoglobulinemia có thể gây ra sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, làm giảm khả năng miễn dịch.
Biểu hiện của bệnh mẩn ngứa
Thông thường, các dấu hiệu của bệnh mẩn ngứa chỉ xuất hiện trên da trong vòng vài ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh kéo dài cả tuần. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà các triệu chứng mẩn ngứa thường hay xuất hiện là:
Ngứa trên da:
Đây chính là triệu chứng đầu tiên của bệnh mẩn ngứa. Trong giai đoạn này, người mắc bệnh mẩn ngứa thường xuyên xuất hiện những cơn ngứa ngáy và nóng rát cực kỳ khó chịu, kèm theo đó tình trạng nổi da gà. Nếu gãi, da bị mẩn ngứa sẽ bị bong tróc, thậm chí chảy máu, để lại trên làn da của bạn nhiều vết sẹo lâu dài.
Nổi mẩn đỏ phát ban:
Bệnh mẩn ngứa còn khiến làn da của bạn xuất hiện những nốt mẩn đỏ, không đều màu tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Bệnh mẩn ngứa thường đi kèm tình trạng ngứa trên da và nổi mẩn đỏ phát ban
Xuất hiện mụn nước:
Ngoài triệu chứng nổi mẩn đỏ, người mắc bệnh mẩn ngứa còn phải đối mặt với những mụn nước li ti tại một số vị trí trên cơ thể. Mụn nước sẽ gây lan sang những vùng da xung quanh khi vỡ ra.
Khó thở:
Nếu bệnh mẩn ngứa của bạn tiến triển nặng thì rất dễ gây khó thở, kèm theo đó là một số biểu hiện nguy hiểm khác như rối loạn tiêu hóa, sốt cao hoặc trụy tim,...
Nhiễm trùng:
Đây là triệu chứng mẩn ngứa xảy ra ở bệnh nhân có tình trạng bệnh ở mức nghiêm trọng. Những vết thương trên da do gãi nhiều rất dễ dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử nếu không được điều trị.
Cách điều trị bệnh mẩn ngứa hiệu quả tại nhà
Sau khi bạn đã nắm rõ được những nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh mẩn ngứa, hãy cùng chúng tôi tham khảo một số phương pháp điều trị loại bệnh này.
Biện pháp tự nhiên
Trước khi sử dụng thuốc điều trị mẩn ngứa, người bệnh có thể áp dụng một trong những biện pháp chăm sóc tự nhiên sau đây:
Chườm đá lạnh lên vùng da bị mẩn ngứa nhằm giảm bớt kích ứng: người bệnh có thể bọc một viên đá trong vải mỏng và chườm lên vùng da bị mẩn đỏ trong khoảng 10 phút, có thể lặp lại bất cứ khi nào nếu cần thiết.
Chườm đá lạnh lên vùng da bị mẩn đỏ nhằm giảm bớt tình trạng kích ứng
Tắm với baking soda hoặc bột yến mạch xay mịn để hạn chế các cơn ngứa.
Thoa gel nha đam hoặc nha đam tươi lên vùng da bị mẩn ngứa nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm và làm hạn chế các cơn ngứa. Tuy nhiên, với phương pháp này bạn nên thử bôi lên một vùng da nhỏ trước để kiểm tra xem da có bị dị ứng với nha đam không rồi mới áp dụng bôi lên toàn bộ vùng da bị mẩn ngứa.
Uống 3 muỗng mật ong nguyên chất pha với nước ấm vào mỗi buổi sáng hoặc lấy một miếng sáp ong rừng nhai nuốt rồi bỏ bã, mỗi ngày nhai 2 - 3 lần. Mật ong có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng cũng như kháng viêm cho cơ thể rất hiệu quả.
Uống mật ong pha với nước ấm cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả
Ăn tỏi sống giúp cơ thể bạn kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường hệ miễn dịch và giảm mẩn ngứa hiệu quả vì trong tỏi có chứa chất kháng Histamin (chất gây ra dị ứng, nổi mẩn ở người).
Nước ép cà rốt cũng được xem là thần dược chữa mẩn ngứa do thời tiết và giải độc rất tốt cho gan. Bởi vậy bạn nên sử dụng hỗn hợp sinh tố gồm 1 củ cà rốt, 1 quả dưa leo, 1 củ cải đường và 500ml nước lọc mỗi ngày để giảm mẩn ngứa.
Khoai tây mang đến hiệu quả bất ngờ trong việc làm giảm triệu chứng mẩn ngứa trên da, sử dụng những lát khoai tây mỏng đắp lên những vùng da bị mẩn ngứa trong khoảng 20 phút, mỗi ngày 2 lần bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Khoai tây có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ trên da
Bên cạnh việc sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên uống, bôi hoặc đắp trực tiếp lên da, người bệnh hãy giữ cho da luôn mát mẻ, thoáng khí. Tốt nhất bạn nên mặc những bộ quần áo có chất liệu mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là một cách làm giảm tình trạng ngứa, kích ứng trên da khá hiệu quả.
Ngoài ra, một vài món ăn đơn giản sau sẽ giúp làm dịu làn da của bạn khi bị mẩn ngứa: Rau sam và rau muống mỗi thứ 30gr, phối hợp cùng nấu canh để uống. Mướp 30gr rửa sạch thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã và nước, hoặc hỗn hợp canh rau muống 30gr, mã thầy 10gr và râu ngô 15gr.
Dùng kem bôi da thuần mộc trị mẩn ngứa
Nếu các biện pháp điều trị mẩn ngứa bằng các nguyên liệu tự nhiên không hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng kem bôi điều trị các bệnh ngoài da. Cụ thể, bạn có thể sử dụng kem bôi da Thuần Mộc - Thanh Mộc Hương, một loại kem bôi da được bào chế theo bài thuốc dân gian của dân tộc Dao.
Kem bôi da Thuần Mộc chứa các thành phần tự nhiên điều trị mẩn ngứa
Kem bôi da Thuần Mộc được sản xuất theo phương pháp gia truyền từ thảo mộc tự nhiên như Kim Ngân Hoa, Xà Sàng Tử, Long Não, Đại Phù Hình, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị mẩn ngứa. Sản phẩm lành tính, an toàn cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Đối với những vùng da bị mẩn ngứa nặng, kem Thuần Mộc có thể đem lại kết quả tốt chỉ sau 1 tuần sử dụng đều đặn. Sản phẩm có khả năng chữa được các bệnh ngoài da lâu năm mà những loại thuốc Tây khác không thể làm được. Tuy nhiên, mức độ hồi phục của sản phẩm sẽ phù hợp tùy theo cơ địa của từng người.
Bên cạnh đó, kem bôi da Thuần Mộc của nhãn hàng Thanh Mộc Hương đã được kiểm nghiệm và xác định không chứa chất Corticoid, do đó mọi khách hàng đều có thể yên tâm sử dụng sản phẩm trong thời gian dài. Sản phẩm còn được kiểm định và cấp các chứng nhận của Bộ Y Tế là sản phẩm kem bôi da điều trị mẩn ngứa hiệu quả, an toàn với sức khỏe con người.
Kem bôi da Thuần Mộc đạt chứng nhận an toàn với sức khỏe người dùng
Với giá bán khá dễ chịu khoảng 170.000đ/tuýp, người mắc bệnh mẩn ngứa hoàn toàn có thể mua sử dụng để cảm nhận sự hiệu quả của sản phẩm.
Thuốc kê đơn
Nếu người bệnh bị mẩn ngứa mãn tính hoặc các triệu chứng nổi mẩn có xu hướng diễn biến nghiêm trọng thì các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc sau đây:
Thuốc kháng sinh đường uống như Dapsone: Điều trị viêm do nhiễm khuẩn hoặc mẩn ngứa, sử dụng kháng sinh bắt buộc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Corticosteroid đường uống như Deltasone: Giảm tình trạng ngứa và viêm da, tuy nhiên loại thuốc này lại có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm trong thời gian dài nên người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc chống dị ứng không chứa Steroid đường uống: Thường được sử dụng nếu hai loại thuốc trên không có tác dụng điều trị tình trạng mẩn ngứa ở người bệnh. Tác dụng phụ của loại thuốc này bao gồm đau dạ dày, đau đầu, sốt nhẹ hoặc ho.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp chi tiết cho bạn những nguyên nhân, biểu hiện cụ thể của bệnh mẩn ngứa để mọi người có thể tìm và áp dụng cách điều trị bệnh phù hợp, đơn giản ngay tại nhà. Ngoài những nguyên liệu tự nhiên rất dễ kiếm và tìm mua, bạn cũng có thể sử dụng ngay kem bôi da trị mẩn ngứa Thanh Mộc để mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Bình luận bài viết