0816422345

Hotline bán hàng

Hướng dẫn cách điều trị nước ăn chân tay

SÀN THUỐC 5 tháng trước 43 lượt xem

Nước ăn chân tay là một trong những tình trạng bệnh thường gặp ở nước ta. Vậy bệnh này là gì, nguyên nhân từ đâu, biểu hiện thế nào và cách điều trị ra sao?

    Nước ăn chân tay là một bệnh về ngoài da thường gặp ở Việt Nam, có thể bị ở bất cứ người nào, ở mọi lứa tuổi. Chúng không chỉ làm mất đi vẻ đẹp ngoại hình mà còn gây những phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy thực chất căn bệnh này là gì, chúng có biểu hiện ra sao, nguyên nhân do đâu và phương pháp điều trị như thế nào?

    Nước ăn chân tay là gì?

    cách trị nước ăn chân tay

    Nước ăn chân tay là gì?

    Nước ăn chân tay là tên gọi dân gian cho bệnh nấm tay chân. Đây là một căn bệnh ngoài da rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới. Căn bệnh này do tình trạng da bị nhiễm nấm ký sinh trên da, loại nấm với cái tên khoa học là Dermatophytes. Các vùng da thường bị nước ăn chân tay là ở các khu vực ẩm ướt: các kẽ ngón tay, ngón chân; lòng bàn tay, bàn chân; vùng da dưới cánh tay,…

    Biểu hiện của nước ăn chân tay

    Khi bị nước ăn chân thì triệu chứng điển hình nhất đó chính là sự xuất hiện của cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Những cơn ngứa dường như liên tục, không có điểm dừng, gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở các bệnh ngoài da, khiến người bệnh luôn trong trạng thái muốn gãi ngứa mọi lúc, mọi nơi.

    cách trị nước ăn chân tay hiệu quả

    Cảm giác ngứa ngáy liên tục

    Bên cạnh đó, các vùng da như kẽ ngón tay, ngón chân sẽ có hiện tượng bị nứt nẻ, tấy đỏ và bong vảy trắng. Đây là hiện tượng các sợi nấm Dermatophytes liên kết tạo thành bụi nấm, khi già cỗi hoặc hết chất dinh dưỡng, chúng sẽ tạo nên các bào tử. Do đó trên da sẽ xuất hiện các vết đốm trắng. Và những tổn thương trên bề mặt da này sẽ có xu hướng ngày càng lan rộng ra các vùng da bên cạnh.

    Nếu tình trạng này kéo dài, lâu ngày thì còn dẫn tới tình trạng bị lở loét, xuất hiện các mụn nước. Ngoài ra, một số người bị nước ăn tay chân còn có thể bị sốt, bội nhiễm, sưng hạch,... vô cùng nguy hiểm.

    Nguyên nhân dẫn tới nước ăn chân tay

    Chính trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người đã tạo điều kiện thuận lợi cho loại nấm Dermatophytes ký sinh trên da xâm nhập và phát triển. Có khá nhiều thói quen tưởng như sẽ chẳng gây ra tác hại gì lại là nguyên nhân dẫn tới nước ăn chân tay. Việc không biết hay sự chủ quan chính là cơ hội thuận lợi để chúng tấn công, gây bệnh cho chúng ta. Sau đây là những nguyên nhân dễ mắc, bạn cần biết và chú ý:

    Tiếp xúc với môi trường kém vệ sinh

    nước ăn chân tay khi tiếp súc môi trường kém vệ sinh

    Tiếp xúc với môi trường bẩn

    Việc tiếp xúc, sinh hoạt, sống trong môi trường không sạch sẽ, kém vệ sinh, nhiều vi khuẩn,vi nấm chính là nguyên nhân lớn dẫn tới mắc các bệnh về ngoài da nói chung, bị nấm chân tay nói riêng. Cụ thể là:

    • Tiếp xúc với những nơi ngập nước, đọng nước, ao hồ không vệ sinh.  
    • Nước bẩn, đất bẩn, bùn bẩn.
    • Hoặc những nơi ẩm thấp.

    Trong khi đó, bản thân lại không hề có sự bảo hộ, đi chân trần, tiếp xúc một cách trực tiếp. Nguy cơ mắc sẽ càng tăng khi tiếp xúc lâu trong điều kiện môi trường kém vệ sinh ấy.

    Bị lây nhiễm

    Một nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng nước ăn tay chân đó chính là do bị lây nhiễm từ người bị bệnh. Những hoạt động đôi khi rất bình thường nhưng lại là con đường lây nhiễm hiệu quả:

    • Sinh hoạt, tiếp xúc gần với người bị nấm tay chân.
    • Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như giày, dép, tất,… với người bị bệnh.
    • Lây nhiễm ở những môi trường chung: hồ bơi, nhà tắm gia đình,nhà tắm công cộng,…

    Khâu vệ sinh kém

    vệ sinh chân tay kém

    Khâu vệ sinh kém

    Tiếp đến đó chính là khâu vệ sinh kém gây nên nấm chân tay. Khi tiếp xúc với môi trường, nguồn nước bẩn mà khâu vệ sinh sau đó sơ sài, không sạch sẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát sinh. Đặc biệt, vùng kẽ chân, vùng da khuất, ít người để ý tới trong khâu vệ sinh cá nhân của mình.

    Hệ miễn dịch suy yếu

    Hệ miễn dịch suy yếu cũng là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng nước ăn chân. Bởi hệ miễn dịch là tấm bảo vệ, màng chắn cho cơ thể trước sự tấn công của bất cứ vi khuẩn, vi nấm nào. Một khi hệ miễn dịch bị suy yếu, các vi nấm sẽ dễ dàng xâm nhập, tấn công và hình thành. Chính vì vậy, so với người bình thường, những người đang mắc bệnh, sức khỏe kém, người lớn tuổi hay trẻ em,… thường là các đối tượng dễ bị nấm tay chân hơn.

    Nước ăn chân tay có nguy hiểm không?

    nước ăn chân có nguy hiểm không

    Nước ăn chân tay có nguy hiểm không?

    Nước ăn chân tay không gây ra bất cứ nguy hiểm nào về sức khỏe, tính mạng con người. Nhưng chúng lại đem tới những phiền toái nhất định trong cuộc sống như cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời, chúng làm mất đi tính thẩm mỹ, nét đẹp ở bàn tay, bàn chân. Hơn nữa, nếu để bệnh kéo dài, dai dẳng thì việc điều trị sẽ khó, lâu hơn, dễ tái diễn nhiều lần.

    Phương pháp điều trị nước ăn chân tay

    Nếu phát hiện sớm và thực hiện nghiêm ngặt theo phương pháp thì việc điều trị nước ăn chân tay cũng không hề khó khăn. Bạn có thể áp dụng từ những phương pháp dân gian tới tây y hiện đại để chữa căn bệnh này.

    Cách điều trị bằng phương pháp dân gian

    Từ lâu, trong dân gian, các cụ đã truyền nhau những bài thuốc chữa trị nước ăn chân tay an toàn và khác hiệu quả.

    Dùng lá trầu không

    lá trầu không chữa nước ăn chân

    Lá trầu không chữa nước ăn tay chân

    • Bạn đem rửa sạch khoảng 10 lá trầu không rồi cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi lên.
    • Khi nước sôi, bạn đổ ra một cái thau nhỏ cho đường phèn chua đã được nghiền nhỏ vào khuấy đều cho tan hết ra.
    • Chờ đến khi nước nguội thì bạn cho chân, tay vào ngâm rửa.

    Rau sam tươi

    • Bạn lấy 100g rau sam tươi đi rửa sạch rồi cắt nhỏ, giã nát cùng một chút muối.
    • Dùng miếng gạc sạch vắt lấy nước cốt lá rau sam vừa giã xong.
    • Sử dụng tăm bông thấm vào nước cốt ấy rồi chấm lên phần chân, tay bị bệnh. Cứ thấy khô là bạn lại chấm tiếp cho đến khi hết nước cốt thì thôi.

    Gừng tươi

    Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng tươi để chữa nước ăn tay chân một cách đơn giản. Bạn chỉ cần đun sôi 3 chén nước rồi cắt gừng tươi cho vào, xong lại đun sôi thêm 15 phút nữa. Để tới khi nước nguội thì cho tay, chân ngâm vào nước đó. Thực hiện đều đặn ngày 2 lần, triệu chứng nấm tay chân sẽ thuyên giảm rõ rệt.

    Lá phèn đen và lá trà xanh

    Bạn lấy 30g lá phèn đen cùng lá trà xanh rửa sạch rồi cho vào nồi cùng với 3 chén nước, nấu sôi lên. Khi nước nguội, bạn ngâm tay, chân của mình vào đó. Thực hiện đều đặn hàng ngày, với thời gian ngâm cho mỗi lần là từ 5 đến 10 phút.

    Sử dụng thuốc bôi ngoài da

    Bên cạnh việc sử dụng các mẹo dân gian trên thì với sự phát triển của khoa học, thuốc bôi ngoài ra đang tỏ ra vô cùng hiệu quả, sử dụng lại dễ dàng. Chỉ cần bôi thuốc kem trị nấm lên vùng da bị thương, sau vài ngày, người bệnh sẽ thấy đỡ hẳn.

    Và một khi đã nhắc tới thuốc trị nước ăn chân tay thì cái tên kem bôi da Thuần Mộc đang nhận được sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân, Với thành phần 100% từ các loại thảo mộc tự nhiên, kem bôi an toàn cho người sử dụng. Kể cả là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú đều có thể dùng được. Được chế biến dựa theo bài thuốc gia truyền của dân tộc Dao, kem bôi rất hiệu quả trong việc điều trị nước ăn chân tay cùng nhiều bệnh ngoài da khác như á sừng, tổ đỉa, lang ben, hắc lào, viêm da cơ địa,…

    Một số quan niệm sai lầm trong điều trị nước ăn chân

    Không phải một mà có rất nhiều người có quan niệm sai lầm khi điều trị nấm chân tay.

    • Quan niệm: khi bị nước ăn chân cần cách ly chân với môi trường bên ngoài, nên đi tất hoặc giày kín để vi khuẩn không tiếp tục xâm nhập. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm, việc bịt kín này sẽ càng tạo độ ẩm, điều kiện thuận lợi cho các vị khuẩn gây viêm nhiễm, tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
    • Muốn chữa nước ăn chân, một số người đã không ngần ngại dùng giẻ hoặc đũa cả hơ nóng rồi cho chườm lên chỗ các nốt nước li ti cho chúng xẹp xuống. Đây là cách làm vô cùng nguy hiểm, dễ dẫn tới bỏng da, tăng nguy cơ viêm nhiễm.

    Những điều cần lưu ý khi điều trị nước ăn chân tay

    Để quá trình điều trị đạt hiệu quả, bạn cần:

    • Tuyệt đối không tiếp xúc với nước bẩn. Vì điều trị vẫn chưa xong, lớp biểu bì da non mới hình thành, rất dễ bị tấn công và khả năng tái phát bệnh trở lại rất cao. Do đó, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần giữ cho chân khô thoáng, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nguồn nước khác.
    • Không nên gãi mạnh, nhất là gãi làm trầy xước hoặc làm vỡ các mụn nước li ti. Bởi như vậy sẽ càng tạo cơ hội cho các vi nấm, vi khuẩn lan rộng ra các vùng da bên cạnh, khiến thời gian điều trị kéo dài, nguy cơ bội nhiễm cao, khó dứt điểm.
    • Trường hợp, thực hiện các biện pháp trên kéo dài mà không khỏi, bệnh nhân cần đi khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa da liễu để bác sỹ khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

    Cách phòng tránh nước ăn chân tay

    Phòng còn hơn chữa bệnh nên trước nhất, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh để bản thân không bị mắc bệnh trên.

    • Vệ sinh chân tay thường xuyên, sạch sẽ.
    • Không dùng chung các đồ đạc cá nhân với người khác, đặc biệt là người bị bệnh.
    • Sau khi tiếp xúc với môi trường vệ sinh kém cần tiến hành rửa sạch tay chân ngay lập tức.
    • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.

    Trên đây là những thông tin liên quan tới tình trạng nước ăn chân tay. Hi vọng qua những chia sẻ này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó có những biện pháp phòng tránh, điều trị kịp thời.