Hút thuốc lá và bệnh mạch vành có mối quan hệ như thế nào?
Bệnh mạch vành gây ra số ca tử vong đứng số 1 trong số các trường hợp mắc bệnh tim mạch. Và hút thuốc lá là 1 yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng. Hãy cùng Santhuoc.vn tìm hiểu sự liên quan giữa bệnh mạch vành và thuốc lá trong bài viết
1. Thuốc lá và bệnh mạch vành
Chúng ta đều biết bệnh mạch vành hình thành do các mảng xơ vữa tích tụ gây nghẽn mạch, tuy nhiên trường hợp các mảng xơ vữa này bị vỡ ra thì chính các chất trong khói thuốc lá làm tăng kết tập tiểu cầu tạo thành cục máu đông và có thể làm gia tăng tình trạng tắc mạch.
Thuốc lá tác động như thế nào?
- Thuốc lá gây tổn hại chức năng nội mạch, giảm tiết NO là một chấy gây dãn mạch
- Thuốc lá gây xơ vữa động mạch vì làm sụt giảm nghiêm trọng tỉ lệ mỡ tốt HDL – c trong cơ thể và làm tăng cao mỡ xấu LDL – c; tăng các yếu tố gây viêm như bạch cầu, CRP, fibrinogen.
- Thuốc lá làm tăng stress oxy hoá, giảm các chất chống oxy hoá mà cơ thể cần thiết để bảo vệ thành mạch
- Không chỉ thuốc lá mà tác hại của thuốc lào tới bệnh mạch vành còn được ghi nhận qua nồng độ Epinephrine và Norepinephrine trong máu tăng cao khiến tăng áp lực động mạch, tăng nhịp tim, tăng co bóp cơ tim, tăng nhu cầu oxy cơ tim. Khi nhu cầu Oxy tăng cao mà động mạch không cung cấp đủ sẽ dẫn đến tình trạng suy tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột tử.
- Khói thuốc làm tăng tiết catecholamine, một hoạt chất tự nhiên trong cơ thể như adrenaline, có thể gây ra loạn nhịp tim nguy hiểm đến tính mạng là ngoại tâm thu thất và rung thất gây đột tử.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành – ghi nhận thực tế:
- Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2-4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng 70% do bệnh này.
- Khi so sánh với những người không bao giờ hút thuốc thì những người hút thuốc có nguy cơ bị co thắt mạch vành cao gấp 20 lần, thời gian bị cơn co thắt mạch vành kéo dài hơn và ở những mức gắng sức thấp hơn so với người không hút thuốc. Co thắt mạch vành có thể xảy ra sau khi chỉ hút một điếu thuốc.
- Bản thân bệnh mạch vành khi mắc phải sẽ để lại di chứng nguy hiểm, nhưng khi kết hợp cùng thuốc lá thì còn khốc liệt hơn: làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng lên 2-6 lần, đột quỵ tăng gấp ba lần, mắc bệnh động mạch ngoại biên, có thể dẫn đến hoại tử, tăng hơn 5 lần.
- Với những người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tăng 20-30% so với người bình thường.
- Nếu bạn còn hút thuốc lá thì khi bị bệnh động mạch vành, thường bạn sẽ bị hẹp cả 3 nhánh, hẹp lan tỏa, hẹp rất sớm (
* Nhiều người nghĩ rằng: chuyển từ thuốc lá sang thuốc lào thì giảm bớt được độc hại, tuy nhiên thực tế đã chứng minh điều đó hoàn toàn sai lầm, tác hại của thuốc lào tới bệnh xơ vữa động mạch cũng nguy hiểm không thua kém gì so với thuốc lá.
Bệnh mạch vành một khi đã mắc phải sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn, tốt nhất là học cách sông chung với bệnh và đề phòng tái phát bằng cách khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện triệu chứng của bệnh.
Kết hợp ăn uống lành mạnh, đặc biệt giảm thiểu thức ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol, tăng cường vận động. Lưu ý kiểm soát các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành như huyết áp, tiểu đường.
Đặc biệt, bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt là cách tốt nhất để giúp bạn duy trì cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
- Bệnh mạch vành chỉ là 1 trong số những ảnh hưởng của thuốc lá đối với tim. Bạn có thể tham khảo các ảnh hưởng khác trong bài viết: Thuốc lá có hại gì cho tim mạch?
2. Những thông tin cơ bản về bệnh mạch vành bạn nên biết
2.1. Bệnh mạch vành là gì?
Bệnh mạch vành có nhiều tên gọi: bệnh động mạch vành, suy tim động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Dù được gọi dưới bất kể tên nào thì đây là bệnh lý chỉ tình trạng lòng mạch bị hẹp lại do các mảng xơ vữa hoặc do co thắt mạch. Các mảng xơ vữa, máu đông làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu ở động mạch gây ra bệnh mạch vành.
Đến một mức độ nhất định, dòng máu đến nuôi tim không đủ gây đau ngực (đau thắt ngực), khó thở hoặc các triệu chứng khác của bệnh động mạch vành. Khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn có thể gây ra một cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây đột quỵ.
2.2. Cơ chế xơ vữa động mạch
Mỗi quả tim của chúng ta có hai động mạch vành: động mạch vành phải và động mạch vành trái (gồm 2 nhánh: động mạch liên thất trước, động mach mũ), có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ động mạch chủ đi nuôi dưỡng quả tim, giúp quả tim hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khiến cholesterol và các chất khác lắng đọng và tích tụ lại ở thành mạch tạo nên các mảng xơ vữa.
Theo thời gian, các mảng xơ vữa dày lên khiến lòng mạch bị xơ cứng, hẹp lại và hệ lụy là lưu lượng máu đến tim ít đi, gây nên tình trạng đau ngực, khó thở, tức ngực,...
Nếu các mảng xơ vữa bị vỡ ra, các tiểu cầu sẽ kết tập lại thành cục máu đông. Cục máu đông này theo dòng máu bị đẩy đi và có thể làm tắc nghẽn mạch máu trong tim, dẫn đến cơn đau tim, nặng hơn là nhồi máu cơ tim, đột quỵ tim.
2.3. Nguyên nhân bệnh mạch vành và dấu hiệu cảnh báo:
* Nguyên nhân bệnh mạch vành:
- Thuốc lá: làm gia tăng đáng kể quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch gây nên bệnh mạch vành.
- Tuổi càng cao càng có tăng nguy cơ tổn thương và thu hẹp lòng mạch.
- Bệnh có tính di truyền.
- Người bị các bệnh mạn tính như: cao huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao, bức xạ trị liệu ung thư… thường dễ bị xơ vữa động mạch dẫn đến bệnh động mạch vành.
Một số yếu tố gia tăng nguy cơ như: ít vận động, béo phì, căng thẳng kéo dài… làm tăng khả năng mắc bệnh động mạch vành lên nhiều lần.
* Các dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch vành:
- Dấu hiệu phổ biến nhất là đau thắt ngực hay đau ngực. Đau có cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép hay đôi khi chỉ là cảm giác có 1 cái gì đó khó chịu đè nén trong lồng ngực.
Thường đau ở vị trí sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim. Đau có thể tại chỗ hoặc lan lên cổ, hàm, vai hay cánh tay bên trái.
Cơn đau thường rất ngắn chỉ 10-30 giây hay 1 vài phút; nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút là có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim.
Có hai loại: Đau thắt ngực ổn định và không ổn định. Chúng ta chỉ phân được được ở một đặc điểm: đau thắt ngực ổn định chỉ xảy ra khi chúng ta gắng sức làm việc gì đó, còn đau thắt ngực không ổn định xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi và loại này rất dễ chuyển thành nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng khác như: khó thở, đánh trống ngực, nhịp tim đập nhanh hơn, yếu ớt hoặc chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi.
2.4. Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?
Ảnh 3: Bệnh mạch vành gây ra số ca tử vong đứng số 1 trong số các trường hợp mắc bệnh tim mạch.
Mỗi năm, trong số 17.2 triệu người chết vì bệnh lý tim mạch, có 7.3 triệu người chết do đau thắt ngực và 6.2 triệu người chết do đột qụy; số người chết do bệnh tim và đột quỵ nhiều hơn cả ung thư, lao, sốt rét và HIV cộng lại.
Tại Việt Nam, cứ 3 người Việt Nam trưởng thành có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chủ yếu là bệnh mạch vành. Bệnh mạch vành đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người mỗi năm.
- Bệnh mạch vành là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: đau thắt ngực, đau tim, suy tim, loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường), nặng hơn có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ tim, gây ra tỷ lệ tử vong rất cao ở những người mắc các bệnh về tim mạch.
- Bệnh mạch vành hình thành từ các mảng xơ vữa, cục máu đông làm tắc nghẽn mạch vành, tuy nhiên quá trình tích lũy này diễn ra từ từ, cơ thể dù có xuất hiện một số biểu hiện như khó thở, tức ngực,..
Tuy nhiên, những biểu hiện này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 30s – 1 phút), nghỉ ngơi sẽ đỡ khiến nhiều người chủ quan bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Đến khi triệu chứng rõ ràng thì bệnh tình đã nặng hơn.
- Bệnh một khi đã phát tác tác thì diễn biến rất nhanh, để lại nhiều di chứng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong ở mức rất cao.
Bình luận bài viết