Nấm da vùng kín, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả
Nấm da vùng kín là căn bệnh gây nhiều phiền toái cho con người. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nấm da vùng kín là gì, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị.
Nấm da là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đặc biệt là ở những khu vực nhạy cảm như vùng kín. Nấm da vùng kín gây ra tình trạng viêm nhiễm, là nguyên nhân thứ phát khởi sinh một số bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới, từ đó làm cản trở sinh hoạt, đi lại, ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống.
Nấm da vùng kín, nguyên nhân và triệu chứng
Nấm da vùng kín hiểu một cách đơn giản là tình trạng nấm da xảy ra ngay tại vùng kín. Nấm da ở vùng kín có thể gặp ở cả nam và nữ, gây ra những bất tiện nhất định. Tỉ lệ mắc nấm da vùng kín của nữ giới thường cao hơn nam giới.
Nấm da vùng kín là căn bệnh ngoài da thường gặp
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chủ yếu gây nấm da vùng kín là do một hoặc nhiều loại nấm tấn công lên vùng thượng bì của da. Chúng ký sinh gây viêm nhiễm và gia tăng với tốc độ chóng mặt. Các loại nấm gây bệnh bao gồm:
-
Candida albicans (loại nấm gây bệnh viêm phụ khoa ở nữ giới)
-
Trichophyton
-
Epidermophyton
-
Pityrosporum ovale
-
Microsporum
Nấm có thể dễ dàng tấn công vùng kín và trở nên trầm trọng hơn bởi các tác nhân gây bệnh bao gồm thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như vệ sinh không đúng cách, lười vệ sinh bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục bừa bãi, mặc đồ quá chật hoặc do tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Bệnh có tính lây lan cao, thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
Nấm Candida albicans gây viêm phụ khoa ở nữ giới
Triệu chứng của bệnh
Nhìn chung, nấm da vùng kín có những triệu chứng điển hình và có thể quan sát nhận diện trực tiếp bằng mắt thường như:
-
Xuất hiện các đốm, mụn đỏ có hình tròn như đồng tiền trên da;
-
Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, trở nặng hơn khi cơ thể đổ mồ hôi hoặc thời tiết oi bức;
-
Vùng da đỏ ửng, khô mốc, có dấu hiệu bong tróc;
-
Đau rát khi đi tiểu tiện hoặc sinh hoạt vợ chồng.
Ngứa ngáy, khó chịu là triệu chứng thường gặp
Riêng với trường hợp là nữ, nấm tấn công âm đạo và biểu hiện một vài triệu chứng khác như huyết trắng ra nhiều, có màu và mùi hôi bất thường. Vậy nên, chị em cũng cần lưu ý đến những đặc trưng này của bệnh.
Nấm da vùng kín có nguy hiểm không?
Về cơ bản, nấm da quanh khu vực vùng kín không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh thường kéo dài dai dẳng và có khả năng tái đi tái lại cao. Bệnh khiến người mắc luôn ở trong trạng thái khó chịu, bực dọc, dễ cáu gắt nên phần nào ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.
Nấm da tại vùng kín gây mất thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy tự ti khi gần gũi bạn đời. Cảm giác không thoải mái xuất hiện với tần suất dày đặc góp phần làm suy giảm nhu cầu sinh lý. Ngoài ra, quan hệ tình dục trong thời kỳ nhiễm bệnh còn đẩy nhanh diễn biến bệnh lý, làm nhiễm trùng cơ quan sinh dục, tác động tới chức năng sinh sản.
Các phương pháp chữa nấm da vùng kín
Có nhiều cách chữa nấm vùng kín như sử dụng mẹo chữa dân gian, sử dụng phương pháp Đông y, dùng thuốc Tây y, hoặc Đông Tây y kết hợp.
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây khá phổ biến trong điều trị các bệnh lý ngoài da vì thời gian điều trị nhanh, giảm thiểu mau chóng các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu gây ra bởi bệnh. Thông thường, các sản phẩm điều trị nấm tại vùng kín đều được bào chế dưới dạng thuốc bôi hoặc uống.
Nếu nấm chỉ xảy ra bên ngoài vùng kín, một số thuốc uống và bôi sau có thể đáp ứng điều trị:
-
Miconazole
-
Terbinafine
-
Econazole
-
Oxiconazole
-
Griseofulvin
-
Kevizole
-
Clotrimazole
Nếu nấm xâm nhập phía bên trong bộ phận sinh dục (thường xảy ra trong âm đạo của nữ giới), bác sĩ sẽ chỉ định đặt thẳng vào âm đạo một số loại thuốc có tác dụng ức chế, diệt nấm khá thông dụng như:
-
Miko penotran
-
Gyno-pevaryl
-
Lomexin
-
Canesten
Đặt thuốc trị nấm là phương pháp thường được sử dụng
Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y trong điều trị bệnh: Tất cả các loại thuốc bôi, điều trị tại chỗ chỉ được phép sử dụng ngoài da, không bôi lên bao quy đầu hoặc bên trong âm đạo.
Bên cạnh đó, thuốc Tây thường xuất hiện nhiều tác dụng phụ ngay cả khi dùng đúng liều, đúng cách. Do đó, cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Áp dụng mẹo dân gian
Do khu vực bị nấm khá tế nhị nên đôi khi các mẹo chữa dân gian thường được ưu tiên lựa chọn khi tình trạng nấm không quá nặng. Các phương pháp dân gian có ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện nhưng đòi hỏi sự kiên trì lớn từ người bệnh.
Lá trầu không trị nấm - bài thuốc dân gian lâu đời
Lá trầu không là vị thuốc dân gian được tin dùng bởi đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên nhưng vẫn an toàn, lành tính. Để sử dụng lá trầu không trong chữa trị nấm vùng kín, bạn có thể đun chục lá trầu không bánh tẻ với 2 lít nước rồi dùng nước đó rửa sạch khu vực nhiễm nấm. Ngoài ra, bạn có thể rửa sạch, vò nát lá trầu, chắt lấy nước cốt rồi hòa với chút nước ấm và vệ sinh vùng kín.
Dùng nước muối pha loãng hoặc giấm táo vệ sinh vùng da bị nấm cũng giúp giảm triệu chứng ngứa mau chóng. Cách thức này cực đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị chút muối tinh sạch hoặc một ít giấm táo rồi hòa với lượng nước ấm vừa đủ, sau đó vệ sinh bộ phận sinh dục rồi lau lại bằng khăn mềm là được.
Sử dụng sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên
Các sản phẩm có nguồn gốc Đông y ngày càng được ưa chuộng trong thời gian gần đây bởi độ lành tính cao, không gây tác dụng phụ mà vẫn cực kỳ hiệu quả. Nổi bật lên trong số những sản phẩm trị nấm được người tiêu dùng đánh giá cao là kem bôi da Thuần Mộc.
Kem bôi da Thuần Mộc - sản phẩm trị nấm hiệu quả
Kem bôi da Thuần Mộc được bào chế từ các vị thuốc Đông y như kim ngân hoa, hoàng bá, thuyết thảo minh, long não, ké đầu ngựa nên có tác dụng với các bệnh da liễu như nấm, lang ben, hắc lào, viêm da cơ địa, nước ăn chân, viêm lỗ chân lông, viêm nấm ngoài âm đạo. Kem bôi da Thuần Mộc có thể được dùng riêng lẻ hoặc kể hợp với các sản phẩm Tây y để rút gọn thời gian trị bệnh.
Nấm da vùng kín dù không quá nguy hiểm nhưng gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống, sinh hoạt. Về lâu dài, bệnh còn trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Do đó, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, thực hiện lối sống khoa học, khi nghi ngờ bị bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Bình luận bài viết