Nicotine là gì? Cơ chế gây nghiện và tác hại của Nicotine
Nicotine là chất gây nghiện có trong thuốc lá, thuốc lào, nó tương tự heroin hay cocain. Cứ 10 người hút thuốc lá thì có đến 6 – 9 trường hợp bị tái nghiện.
Bản chất của Nicotine là gì? Và tác hại của nó đối với sức khỏe như thế nào? Cùng Cai thuốc lá Antismok tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Những thông tin trong bài:
1. Nicotine là gì?
Nicotine là một dạng hóa chất chứa Nitrogen có trong một vài loại thực vật thuộc họ cà như cây thuốc lá. Nicotin cũng là chất gây nghiện tương tự như heroin hay cocaine.
Nó khiến người nghiện bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tinh thần, điều này khiến cho Nicotin trở thành trở ngại khó khăn đối với những người muốn bỏ thuốc. Chính vì vậy mà tỷ lệ tái nghiện “thành công” là rất cao.
Nicotine là một chất gây nghiện
Hàm lượng Nicotine có trong thuốc lá
Hàm lượng nicotin trong thuốc lá dao động từ 0,6 – 3% trọng lượng. Hàm lượng này tùy thuộc vào thổ nhưỡng, cách chăm sóc, phương pháp thu hoạch, bảo quản. Hàm lượng nicotin có trong thuốc lào cao hơn hẳn, chiếm tới 9% trọng lượng.
Trung bình, một điếu thuốc lá chứa tới 1mg nicotine. Nicotin được xem là cực kỳ độc hại, nếu sử dụng với liều lượng cao (khoảng 30 – 60 mg) có thể dẫn đến tử vong.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ từng khẳng định: “Nghiện Nicotin đã và đang là thói nghiện ngập khó bỏ nhất” của con người.
2. Tác dụng của Nicotine
Theo Đông Y: Nicotine được liệt vào hàng độc thảo, có tính cay nóng, một chất kích thích thần kinh.
Mặc dù việc sử dụng nicotine trong thời gian dài là điều không nên, bởi nó gây tổn hại cho sức khỏe là khôn lường. Nhưng khi sử dụng chúng ở liều lượng cho phép và trong thời gian ngắn thì sẽ mang lại một số lợi ích nhất định .
Một số lợi ích của Nicotin theo Đông Y: Giúp cảm thấy thư giãn và sảng khoái; Trị được các chứng phong hàn, tê thấp, trệ khí.
Theo Tây Y: Thuốc lá còn được dùng làm chất diệt côn trùng hiệu quả.
Đối với con người, nicotin làm tăng huyết áp và nhịp tim. Gây ra xơ vữa tế bào nội mô động mạch vành. Ngoài ra, nó còn gây ra tổn thương lên các vi mạch và hồi hải mã, gây ra chứng suy giảm trí nhớ.
- Bài viết bạn nên đọc: Thuốc lá có hại như thế nào cho sức khỏe?
3. Cơ chế gây nghiện của Nicotin
Với lượng nhỏ, Nicotine tạo cho người hút cảm giác sảng khoái, thư giãn. Chất này kích thích đến hệ thần kinh trung ương, đưa dopamine (một chất truyền tín hiệu) và mạch tưởng thưởng, gây phản ứng dây chuyển của hệ thần kinh giao cảm, làm nhịp tim và huyết áp tăng, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng của người hút.
Nicotine đi đến não trong vòng vài giây sau khi hút một hơi và ảnh hưởng của nicotine bắt đầu trong vòng vài phút. Khi bạn hít khói thuốc, nicotine được tiến sâu vào phổi của bạn và nhanh chóng hấp thụ vào máu.
Cơ chế gây nghiện của Nicotine đối với người dùng
Khi hút hết một điếu thuốc, mức độ nicotine trong cơ thể sẽ bắt đầu giảm, thấp hơn và mất dần. Những cảm giác dễ chịu bắt đầu hết đi, những triệu chứng khi thiếu Nicotine bắt đầu xảy ra. Nó khiến người hút thuốc cảm thấy bị kích thích, khó chịu, bứt rứt. Họ có xu hướng tiếp tục hút thuốc để xua đi cảm giác khó chịu đó.
Quá trình đó lặp đi lặp lặp tại và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Khi não bộ của bạn dần thích nghi với Nicotine, đồng nghĩa với việc bạn cần nhiều Nicotine hơn mới có được cảm giác thoải mái. Số lượng điếu thuốc lá hút trong ngày sẽ tăng theo cấp số nhân.
4. Tác hại của Nicotine
Khi cơ thể của chúng ta đã dần quen với loại chất này thì sự phụ thuộc của cơ thể vào Nicotine là rất lớn. Và hàm lượng Nicotine lưu lại trong cơ thể sẽ khiến bạn khó dứt cơn thèm thuốc.
4.1. Sự phụ thuộc của cơ thể vào Nicotine
Trong quá trình hút thuốc lá, chất Nicotin kích thích lên các tế bào thần kinh gây ra các tác động hưng phấn hệ thần kinh: An tâm, thư giãn, sảng khoái, yêu đời, tăng mức độ thức tỉnh, tăng mức độ tập trung, tăng hiệu quả hoạt động trí óc, giảm cân nặng.
Do quá trình hút thuốc lâu dài khiến não bộ bị lệ thuộc vào Nicotine.
Các triệu chứng khiến người hút khó bỏ thuốc.
Khi cai thuốc lá, Nicotin trong máu mất đi làm cơ thể biểu hiện thành tác dụng phụ biểu hiện ra bên ngoài:
- Rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, cảm thấy bứt rứt, hay cáu gắt, nổi giận.
- Cảm giác lo âu, bất an.
- Mất tập trung vào các công việc làm thường ngày.
- Cảm giác sốt ớn lạnh hay rùng mình, nổi da gà.
- Thèm ăn và ăn nhiều hơn (khiến tăng cân).
Những người hút thuốc thường trở nên phụ thuộc vào nicotine và phải gánh chịu các triệu chứng cai nghiện về thể chất hoặc cảm xúc khi ngừng hút thuốc.
Đó là lý do khiến những người hút thuốc đều biết thuốc lá có hại, thậm chí là họ có thể chết nhưng vẫn không thể ngừng hút. Thực tế là 70% - 90% người cai thuốc lá thừa nhận rằng các triệu chứng cai thuốc lá là nguyên nhân duy nhất mà họ đã không từ bỏ hút thuốc.
3.2. Hàm lượng Nicotine lưu lại trong cơ thể khiến bạn khó dứt cơn thèm thuốc
Bạn nên biết, ngay cả khi bạn dừng hút thuốc lá nhưng Nicotine vẫn lưu lại trong cơ thể bạn vài ngày sau đó.
Với những người thường xuyên hút thuốc, Nicotin vẫn tồn tại trong cơ thể của bạn khoảng 3-4 ngày sau khi ngừng hút. Điều này lý giải nguyên nhân khiến gần 35 triệu người nghiêm túc cố gắng để bỏ thuốc lá mỗi năm lại tái nghiện chỉ trong vòng một vài ngày.
Chính vì vậy mà việc cai thuốc trở lên vô cùng khó khăn và là vấn đề nan giải của rất nhiều người khi muốn từ bỏ thứ chất độc hại này. Nó không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, mà nó còn ảnh hưởng tới tinh thần của người hút về mọi mặt.
Hy vọng một vài chia sẻ của chúng tôi về Nicontine – Bài toán nan giải khi cai thuốc lá sẽ giúp các bạn biết rõ nguyên nhân vì sao việc cai thuốc trở nên khó khăn đến vậy. Mặc dù khó, nhưng cai được thuốc là điều sớm muôn nếu bạn thực sự nỗ lực và đủ quyết tâm loại bỏ thứ độc hài này ra khỏi cuộc đời bạn.
Bình luận bài viết