Tác hại khủng khiếp của khói thuốc lá thụ động với sức khỏe
Khói thuốc lá thụ động là gì? Khói thuốc lá thụ động có tác hại gì với sức khỏe? Hãy cùng Nhà thuốc Thanh Nghị tìm hiểu nhé!
1. Hút thuốc lá thụ động là gì?
Hút thuốc lá thụ động được hiểu đơn giản là bạn hít phải khói thuốc lá của người khác thải ra khi đứng cạnh hay ngồi gần người đó. Người hít phải khói thuốc cũng được xem như một người “hút thuốc”.
Một điếu thuốc lá có 2 loại khói và được chia thành 2 dòng:
- Dòng khói chính (MS): Là dòng khói do người hút thuốc hít vào và thải ra đi qua từ gốc điếu thuốc.
- Dòng khói phụ (SS): Khói thuốc từ đầu 1 điếu thuốc đang châm cháy toả vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Sự kết hợp của dòng chính và dòng phụ của khói được gọi là khói thuốc (SHS) hoặc khói thuốc trong môi trường (ETS).
Khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp của dòng phói phụ và dòng khói chính, cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút. ETS rất giống với dòng khói chính, nó bao gồm hơn 3.800 loại hoá chất độc hại với sức khỏe con người.
- Bài viết bạn nên đọc: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho sức khỏe?
Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại cho sức khỏe
Điều đáng ngạc nhiên là dòng khói phụ (SS) có nhiều hỗn hợp gây ung thư mạnh hơn, độc hơn gấp 4 lần so với dòng khói chính mặc dù ta hít vào chúng ở dạng pha loãng hơn. Điều này là bởi vì dòng khói phụ thường bị tạp nhiễm hơn dòng khói chính.
Dòng khói phụ (SS) có kích thước phân tử các hạt nhỏ hơn nên nó vào sâu hơn trong tổ chức phổi. (SS) có chứa hàm lượng cao các chất độc và các chất gây ung thư trong thuốc lá, bao gồm:
- Nitrosamine nhiều hơn gấp 10-30 lần.
- Ít nhất gấp 3 lần carbon monoxide (CO).
- Amoniac nhiều hơn từ 15 đến 300 lần.
Kích thước các hạt phân tử ở mỗi loại khói thuốc khác nhau. Kích thuớc các phân tử rắn dao động trong khoảng từ 0,1-1 micromet trong dòng khói chính, nhưng từ 0,01-1 micromet trong dòng khói phụ.
Do dòng khói phụ bị pha loãng hơn nên kích thước các hạt trở nên nhỏ hơn. Vì kích thước các hạt trong dòng khói phụ nhỏ hơn nên nó vào sâu hơn trong tổ chức phổi và gây nguy hiểm hơn nhiều.
2. Tác Hại Của Khói Thuốc Lá Thụ Động
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng về lâu dài khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi, đột quỵ của người hít phải khói thuốc bằng 3 lần người hút. Để biết nguyên nhân tại sao, bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết: Tại sao hút thuốc lá gây ung thư phổi?
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ, ung thư...
2.1. Các số liệu thống kê đáng sợ
+ Mỗi năm khói thuốc lá giết chết hơn 12.000 người ở Anh thông qua các bệnh như ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ và các bệnh phổi mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn (COPD. Tại Anh 165.000 trường hợp mới mắc bệnh ở trẻ em có liên quan đến khói thuốc.
- Xem thêm bài viết: Tác hại của thuốc lá đối với trẻ em để hiểu rõ sự nguy hiểm của khói thuốc lá và cách bảo vệ sức khỏe cho con em mình nhé!
+ Các nhà khoa học từ Trung Quốc, Mỹ, Anh đã nghiên cứu trên gần 6000 người dân Trung Quốc thấy rằng người hít phải khói thuốc lá có nguy cơ cao mắc chứng mất trí nặng hơn so với những người hút thuốc và không hút.
+ Người ta ước tính rằng ở Úc, trong năm 2004 - 2005 có 113 người lớn và 28 trẻ sơ sinh chết vì căn bệnh gây ra bởi khói thuốc trong nhà.
Trẻ em hít phải khói thuốc lá thụ động sẽ gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm
2.2. Những tác hại nghiêm trọng với sức khỏe
+ Tiếp xúc với khói thuốc lá rất có hại, nó làm cho bạn nhức đầu, ho hay đau họng. Nó cũng có thể gây kích ứng mắt và làm cho bạn cảm thấy mệt hoặc chóng mặt. Nếu bạn có bệnh hen suyễn tình trạng bệnh của bạn sẽ ngày tệ hơn nếu bạn sống và làm việc trong môi trường ngập khói thuốc liên tục.
+ Khói thuốc gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tim, máu và mạch máu, gây thiệt hại cả ngắn hạn và dài hạn. Một người mắc bệnh tim nếu ở gần những nơi có nhiều khói thuốc lá thường xuyên sẽ dễ dẫn đến cơn đau tim đột ngột.
+ Những người không hút thuốc, có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, và bệnh mạch máu nhưng sống trong một gia đình đầy khói thuốc lá sẽ dễ mắc bệnh tim mạch vành so với những người không phải hít khói thuốc.
+ Những người không hút thuốc tiếp xúc lâu dài với khói thuốc thụ động có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư phổi 20 - 30%.
+ Với trẻ sơ sinh: Hút thuốc thụ động là nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh (SUDI), trong đó bao gồm hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) và tai nạn chết người khi ngủ.
+ Với Phụ Nữ Mang Thai và Thai Nhi: Dữ liệu của Úc chỉ ra rằng phụ nữ hút thuốc trong khi mang thai (cả hút thuốc và hút thuốc thụ động) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, cũng như sức khỏe của bản thân:
- Sẩy thai và thai chết lưu.
- Sinh non, vỡ ối sớm và con sinh ra sẽ nhẹ cân.
- Đột tử ở trẻ sơ sinh (SUDI), trong đó bao gồm hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) và tai nạn chết người khi ngủ.
- Biến chứng trong khi sinh.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc lá thụ động có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, ung thư xoang mũi, ung thư cổ họng, ung thư vú, dài hạn và các triệu chứng hô hấp ngắn hạn, mất chức năng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong số những người không hút thuốc.
BẠN NÊN BIẾT:
- Nếu bạn hút thuốc trong nhà (dù bạn có mở cửa sổ) các hóa chất độc hại trong khói thuốc vẫn ở lại trong không khí ngay cả sau khi bạn đã hút xong.
- 85% khói thuốc là vô hình và nó còn bám lại trên quần áo, thảm sàn nhà, đồ nội thất, các bức tường xung quanh, nó gần như không thể phát tán đi.
- Chỉ cần 30 phút phơi nhiễm với khói thuốc có thể ảnh hưởng điều tiết lưu lượng máu trong mạch máu của bạn, đến một mức độ tương tự như thấy ở những người hút thuốc.
3. Những lời khuyên cho người hút thuốc thụ động
Đối với những ai không hút thuốc lá thì nên tránh đến nơi có nhiều người hút thuốc lá, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Về nhà nếu có người thân hay chồng mình hút thuốc thì chị em nên khuyên nhủ họ từ bỏ thuốc, và tìm cách giúp chồng cai thuốc hiệu quả...
3. Biện pháp giúp cai thuốc lá
Để giữ cho mình cũng như người thân xung quanh được khỏe mạnh, bạn nên từ bỏ thuốc ngay hôm nay. Tuy nhiên việc bỏ thuốc chưa bao giờ là dễ dàng, bởi khi cai thuốc người cai sẽ phải chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những tác dụng phụ như: tăng cân, tăng huyết áp, mệt mỏi, bị ho sau khi bỏ thuốc...
Chính vì thế mà bạn cần tìm hiểu và biết những phương pháp cai thuốc hiệu quả, để quá trình cai thuốc trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là các phương pháp mà bạn có thể tham khảo:
- Dùng nước súc miệng cai thuốc lá Antismok
- Cai thuốc bằng trà mã đề
- Cai thuốc lá bằng mật ong
- Cai thuốc lá bằng thảo dược
Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng đã đem lại những thông tin bổ ích cho các bạn, giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách thức hút thuốc lá thụ động, tác hại của nó cũng như các biện pháp cai thuốc hiệu quả. Chúc các bạn thành công trong việc cai thuốc và luôn giữ cho mình tránh khỏi thứ thuốc độc hại này.
Bình luận bài viết