Các Thời Điểm Dễ Tái Nghiện Thuốc Lá - Biện Pháp Phòng Ngừa
Nicotine là chất gây nghiện, cứ 10 người hút thuốc thì có 6, 9 người bị tái nghiện. Bởi vì có rất nhiều thời điểm dễ dàng khiến bạn hút thuốc lá trở lại.
Nicotine là chất gây nghiện khó cai thứ 2 trên thế giới - sau heroin, cứ 10 người hút thuốc lá thì có 6, 9 trường hợp bị tái nghiện. Có rất nhiều thời điểm, hoàn cảnh sẽ khiến bạn hút thuốc lá trở lại.
Nếu bạn thực sự không muốn điều đó xảy ra, thì trong bài viết này Cai thuốc lá antismok sẽ chia sẻ cho các bạn biết được các thời điểm dễ tái nghiện thuốc lá và các biện pháp phòng ngừa hữu ích.
A - Các tình huống, thời điểm dễ tái nghiện thuốc lá
1. Các mốc thời gian sau cai thuốc có nguy cơ tái nghiện cao
- Tháng đầu tiên: Khi bạn đầu ngừng hút thuốc, cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng khi thiếu Nicotine, sinh ra các triệu chứng gây khó chịu, mệt mỏi cho người cai. Đây là thời điểm tái nghiện nhiều nhất.
- Từ 3 – 6 tháng: Ở giai đoạn này hội chứng cai thuốc lá không còn nữa, nhưng vẫn có nhiều người bạn chủ quan cho rằng mình đã cai được thuốc lá và nghĩ hút một hai điếu do bạn bè mời cũng không sao. Đó là điều hoàn toàn sai lầm, bạn phải luôn ghi nhớ: Dù chỉ hút một điếu bạn cũng sẽ nhanh chóng trở lại nghiện thuốc lá.
- 6 tháng – 1 năm: Đây là thời điểm những xung đột cuộc sống và công việc xảy ra, nếu bạn dễ dãi với bản thân, bạn cũng dễ tái nghiện thuốc lá.
2. Các tình huống thường gặp dễ khiến bạn tái nghiện thuốc lá
- Ở gần những người hút thuốc thường xuyên.
- Bị mời mọc cám dỗ.
- Bị căng thẳng.
- Lái xe đường dài.
- Khi uống trà hay cà phê.
- Sau khi dùng bữa ăn chính.
- Khi dùng thức uống có cồn như: bia, rượu.
- Cảm thấy chán chường do cuộc sống hoặc gia đình có chuyện không vui.
B - Phương pháp cai thuốc lá và các biện pháp phòng ngừa tái nghiện.
Phương pháp cai thuốc lá hiệu quả
Nói đến phương pháp cai thuốc lá hiệu quả thì có rất nhiều cách, tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người mà có những phương pháp cai thuốc riêng như: Cai thuốc lá bằng phương pháp đông y, cai thuốc bằng trà Mã Đề và nước súc miệng giúp cai thuốc - được nhiều người lựa chọn nhất...
Các biện pháp phòng ngừa
1. Lên kế hoạch cho một ngày, nói “không” với thuốc lá
Hãy nói không với thuốc lá trong bất cứ trường hợp nào
- Tự lập kế hoạch cho các hoạt động diễn ra trong ngày, đảm bảo không có thuốc lá xung quanh bạn.
- Trước khi đi ngủ, bạn hãy lập danh sách những việc tránh làm trong ngày có thể khiến bạn muốn hút thuốc. Đặt danh sách này tại nơi bạn hay để thuốc lá và thực hiện nghiêm túc kế hoach sẽ giúp đầu óc bạn tạm quên đi việc hút thuốc lá.
- Khởi đầu mỗi ngày với việc hít thở sâu, vận động nhẹ và uống nhiều nước.
2. Khi căng thẳng
Hãy vận động khi bạn căng thẳng
- Bạn nên biết nhận diện những dấu hiệu của sự căng thẳng (đau đầu, lo lắng, khó ngủ) và tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. Hãy tìm cách để kiểm soát hoặc tránh đối diện với những tình huống đó: thư giãn bằng cách vận động, nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè…
- Mỗi ngày dành cho bản thân một khoảng thời gian yên tĩnh.
- Lựa chọn những hình thức vận động phù hợp với tình hình sức khỏe của bạn: đi bộ, gym, yoga, bơi lội, tập nhảy, đạp xe,…và cố gắng duy trì thói quen đó mỗi ngày.
3. Khi bạn điều khiển phương tiện giao thông (đặc biệt là lái xe đường dài)
Khi lái xe đường dài bạn hãy chia thành các chặng nhỏ để nghỉ ngơi, tránh việc hút thuốc
- Bỏ gạt tàn, bật lửa và thuốc lá ra khỏi xe để tránh thói quen hút thuốc khi lái xe.
- Khử mùi thuốc lá trong xe.
- Để sẵn thức ăn nhẹ không có chất béo trong xe (như kẹo cứng, sing-gum không đường, kẹo cam thảo).
- Nghe loại nhạc yêu thích và hát theo.
- Khi đi chúng với người khác hãy yêu cầu hay nhờ họ đừng hút thuốc trên xe.
- Nếu không cầm lái, hãy tìm việc gì đó để tay bạn bận rộn như nghịch điện thoại chẳng hạn.
- Nếu đi đường dài, hãy lên kế hoạch nghỉ cho các chặng dừng: dừng nghỉ, thư giãn cơ bắp, uống nước, mang theo trái cây tươi.
4. Khi uống trà, cà phê
Uống ngụn nhỏ, hít sâu, thở chậm để giảm kích thích cơn thèm thuốc
- Giữa các ngụm trà hay cà phê, hãy hít sâu để tận hưởng hương vị. Hít sâu, chậm và đếm thầm đến 5, thở ra từ từ, đếm đến 5 lần nữa.
- Hãy báo để mọi người không mời bạn hút thuốc ở bất kì trường hợp nào.
- Thử đổi sang loại trà hay cà phê không chứa hoặc chứa ít caffeine. Nếu được, nó sẽ giúp cho bạn tránh được cảm giác bứt rứt, khó chịu hay lo lắng.
- Giữ tay mình luôn bận rộn bằng cách nhấm nháp các loại thức ăn lành mạnh, hay làm điều gì đó khiến bạn quên đi thuốc lá.
5. Thời điểm sau bữa ăn
Bạn nên rủ ai đó đi dạo cũng là cách giúp bạn bớt “nhớ” thuốc lá
- Tránh xa các loại thức ăn nhiều dẫu mỡ, đường, chất kích thích.
- Hãy tâm sự, đi dạo với ai đó.
- Đánh răng hoặc súc miệng sau ăn.
- Rửa bát đĩa cũng là cách cách khiến đôi tay bạn bận rộn.
- Nên tránh hoặc hạn chế chọn những nơi ăn uống có nhiều người hút thuốc lá.
6. Khi bạn uống đồ có cồn
- Không nên chọn loại bạn thường hay uống khi hút thuốc.
- Đừng uống ở nhà một mình, hãy tìm bạn (phải là bạn không hút thuốc) cùng uống để nói chuyện, điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc hút thuốc.
7. Khi cảm thấy chán nản và áp lực trong cuộc sống
Ra ngoài thay đổi không khí giúp bạn giảm cơn thèm thuốc
- Bạn nên chia sẻ, tâm sự, trò chuyện với bạn bè.
- Không nên ở quá lâu một chỗ.
- Khi cảm thấy buồn chán, bạn nên xem phim, đọc sách báo, nghe nhạc, đi mua sắm hoặc vận động cũng là cách giúp tâm trạng bạn được cải thiện.
- Nhìn và lắng nghe những gì đang diễn ra xung quanh.
- Tìm một việc gì đó để làm sẽ giúp bạn cảm thấy bận rộn.
- Ra ngoài thay đổi môi trường, không khí nhưng không phải nơi làm bạn nhớ đến việc hút thuốc.
Bài viết về chủ đề các thời điểm dễ tái nghiện thuốc lá và các biện pháp phòng ngừa giúp bạn đề cao cảnh giác với những tình huống dễ khiến bạn bị cám dỗ bởi thuốc lá. Chỉ với một vài mẹo nhỏ sẽ giúp bạn hoàn toàn cai nghiện và tránh xa được chất độc nguy hiểm này. Chúc các bạn cai thuốc thành công.
Bình luận bài viết