Tại sao hút thuốc lá lại gây ung thư phổi?
Vậy vì sao hút thuốc lá gây ung thư phổi? Hút thuốc lá bao lâu thì bị ung thư phổi? Cùng Cai thuốc lá Antismok tìm hiểu ở bài viết sau.
1. Nguyên nhân chính
Thuốc lá chứa 7.000 chất độc hóa học, trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư…Do vậy, nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư phổi là bởi những chất độc có trong thuốc lá.
Có thể kể đến như: axton (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chấ
.tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), phoóc-môn và CO (khí thải ô tô), toluene (dung môi công nghiệp), methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)…
Đây đều là những hóa chất độc hại sử dụng trong công nghệ tẩy rửa và được cảnh báo về khả năng độc hại đối với sức khỏe con người.
Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết từ đó gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư....
Những chất độc chủ yếu trong thành phần khói thuốc:
- Nicotine
Đây là một chất chất gây nghiện. Nicotine trong khói thuốc khi hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ, gây tác động tâm thần kinh như cảm giác sảng khoái, vui vẻ, tăng hoạt động nhận thức. Khi thiếu chất này trong cơ thể, người hút thuốc sẽ cảm thấy bứt rứt, không tập trung được, buồn bã, lo lắng và rối lọan giấc ngủ…
Nếu bạn chưa biết cơ chế gây nghiện và tác hại của Nicotine, bạn có thể tham khảo trong bài viết: Nicotine là gì?
- Hắc ín (Tar)
Đây chính là nhựa thuốc lá. Là tổng hợp của hàng ngàn chất hoá học và phụ gia. Hắc ín được tạo thành khi khói thuốc lắng lại.
Đây là một trong những sản phẩm phụ nguy hiểm nhất của khói thuốc lá, chứa rất nhiều chất gây ung thư. Khi hút thuốc, các chất nhựa lắng đọng và bám vào các khoang chứa khí của phổi, tạo thành ung thư và các bệnh về phổi.
- Carbon monoxide (khí CO)
Khí CO trong khói thuốc lá có thể làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu vì vậy làm giảm lượng oxy trong máu, góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác.
- Ngoài ra còn các chất khác như: Benzene, Nitrosamines,Ammonia,Formaldehyde, Hydrogen Cyanide, Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH)… đều là những chất sinh ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí hay trong thuốc trừ sâu bọ.
Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất độc hại trong đó có hàng loạt các chất gây ung thư
2. Hút thuốc lá bao lâu thì bị ung thư phổi?
Thực tế, không có câu trả lời chính xác hút thuốc trong thời gian bao lâu khiến bạn mắc ung thư phổi. Các bác sĩ cho rằng nó còn phụ thuộc vào gen và các yếu tố môi trường khác..
Nghiên cứu cho thấy, những người sở hữu gen dễ phát triển ung thư phổi. Họ có khả năng đối diện với căn bệnh chỉ sau 6 tháng hút thuốc.
MỘT SỐ THÔNG TIN BẠN NÊN BIẾT:
Một nam giới 35 tuổi hút ít hơn 25 điếu thuốc mỗi ngày ước tính có 9% nguy cơ tử vong do ung thư phổi, trong khi 25 điếu thuốc mỗi ngày hoặc hơn cho anh ta 18% nguy cơ chết vì ung thư phổi.
Có một số ước tính rằng nguy cơ ung thư phổi trong đời ở một người hút thuốc rất nặng là khoảng 30% tổng thể, trong khi đó là 1% hoặc ít hơn ở những người không hút thuốc.
- Bài viết nên đọc: Tất cả những điều bạn nên biết về bệnh Ung thư phổi.
3. Thuốc lá gây gây ung thư phổi như thế nào?
Với người trực tiếp hút thuốc, khói thuốc đi vào qua miệng, người hút thuốc bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi.
Người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm nhưng khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp kém hơn do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt, thậm chí bị phá huỷ.
Khói thuốc lá làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy. Các tuyến tiết nhầy này bi ứ đọng, và bị tắc làm giảm khả năng bài tiết đờm.
Hậu quả là chất nhầy bị nhiễm các chất độc hại, bị tích tụ dần và giữ lại nhiều trong phổi mỗi ngày, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Vì thế đường thở dễ bị co thắt, điều có thể thấy rõ nhất là luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở, do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.
Lâu dần không chỉ các cơ quan hô hấp vị viêm nhất mà nghiêm trọng nhất là tổ chức phổi bị tổn thương, hình thành viêm, lâu dần hình thành ung thư phổi mà người hút thuốc không hề hay biết hoặc cố tình không để ý đến sức khỏe của mình.
- Xem thêm bài viết: Phổi của người hút thuốc lá khác gì với người bình thường để hiểu rõ hơn điều này nhé!
Phổi của người bình thường và người hút thuốc
Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc.
Bên cạnh đó, những người hút thuốc còn bị tăng nhiễm virus, tăng nhiễm vi khuẩn thường, tăng lao phổi, tăng các bệnh phổi mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
4. Không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi
Bạn có tin điều này không? Sự thật là có đấy nhé! Cơ chế gây bệnh ung thư phổi đối với người hút thuốc lá thụ động cũng không khác nhiều so với hút thuốc chủ động.
Người hút thuốc thường hít vào phổi bằng luồng khói chính nhưng luồng khói này chỉ chiếm khoảng 20%, 80%, Số còn lại phả ra môi trường bên ngoài, gọi là luồng khói phụ.
Trong khi đó, luồng khói phụ độc hại gấp nhiều lần luồng khói chính, đây chính là nguyên nhân gây ung thư phổi cho những người hít phải khói thuốc lá thụ động hay trong gia đình có người hút thuốc đặc biệt là trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng của khói thuốc lá
- Xem thêm bài viết: Tác hại của thuốc lá đối với trẻ em.
Ở người lớn, hút thuốc thụ động có thể gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp.
Đặc biệt với phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân.
Trẻ em khi bị hút thuốc lá thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.
5. Dấu hiệu sớm để phát hiện bệnh Ung thư phổi
- Ho kéo dài không dứt hoặc trở nên tệ hơn
- Ho ra máu hoặc đờm có màu gỉ (nhổ hoặc đờm)
- Đau ngực nặng hơn khi thở sâu, ho hoặc cười
- Khàn tiếng
- Giảm cân và chán ăn
- Khó thở
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu
- Viêm phế quản và viêm phổi không biến mất hoặc tiếp tục quay lại
- Bắt đầu có dấu hiệu thở khò khè
6. Những con số đáng báo động về tác hại của thuốc lá
Theo nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu y tế trên thế giới, thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, và người không hút thuốc nhưng tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc.
Tính chung trên thế giới, có tới 90% các trường hợp ung thư phổi vì hút thuốc lá, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ cũng do nguyên nhân từ khói thuốc lá. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,8 triệu người mắc mới ung thư phổi, 1,6 triệu người tử vong do ung thư phổi.
Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 22.000 ca mắc mới và 19.500 bệnh nhân tử vong do ung thư phổi mà nguyên nhân hàng đầu chính là thuốc lá. Con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Như vậy có thể thấy sức tàn phá kinh hoàng của thuốc lá đối với sức khỏe con người, là tác nhân, một hung thủ giấu mặt của bệnh ung thư phổi.
Chưa bao giờ là quá muộn để dừng hút thuốc. Đây là cách duy nhất để bảo vệ chính bạn khỏi ung thư phổi và các bệnh liên quan, đồng thời bảo vệ cả những người thân trong gia đình, mọi người xung quanh khỏi sự ảnh hưởng của khói thuốc lá.
Bình luận bài viết