Triệu chứng của nấm kẽ chân và cách điều trị hiệu quả nhất
Nấm kẽ chân gây nên những ảnh hưởng cho sức khỏe và mỹ quan của con người. Kem bôi Thuần Mộc chính là giải pháp được đánh giá cao để điều trị nấm kẽ chân.
Nấm kẽ chân là một bệnh ngoài da thường gặp ở nhiều. Người mắc bệnh này là khi tiếp xúc với những điều kiện thích hợp, khiến cho các vi khuẩn và nấm có điều kiện thuận lợi để phát triển và gây tổn thương ở các kẽ chân người. Bệnh nấm kẽ chân khiến cho người mắc phải cảm thấy khó chịu và còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên các bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh này để có cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhanh chóng.
Bệnh nấm kẽ chân là gì?
- Bệnh nấm kẽ chân là một bệnh ngoài da dễ gặp trong cuộc sống. Bệnh này thường gặp ở các vùng bàn chân và kẽ ngón chân. Thủ phạm chính gây ra nấm kẽ chân chính là chủng nấm Trichophyton rubrum, Epidermophyton floccosumi và Trichophyton mentagrophytes.
Bệnh nấm kẽ chân
- Ngoài ra, ở trẻ em thì có nấm Trichophyton tonsurans và một số loại chủng nấm Canada như Scytalidium hyalinum, Scytalidium dimidiatum cũng gây ra bệnh nấm kẽ chân. Tuy nhiên các loại nấm này ít gặp hơn trong cuộc sống.
- Những chủng nấm này sẽ tiết ra các men Keratinase. Loại men này có thể tiêu chất sừng và xâm nhập qua lớp sừng trên bề mặt da.
- Sau đó chúng khiên cho các tế bào sừng suy giảm sự sinh sản và gây nên các ức chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm nấm mãn tính, gây các cơn ngứa ngáy và khó chịu, da bị đỏ, chảy máu ở chân người.
Những triệu chứng của bệnh nấm kẽ chân
Khi xuất hiện những dấu hiệu sau trên vùng kẽ chân của bạn thì bạn nên chú ý, rất có thể đây chính là những biểu hiện chứng tỏ bạn đang bị mắc bệnh nấm kẽ chân.
Bạn bị ngứa ngáy ở vùng da bàn chân và có cảm giác khó chịu, bức bối.
Da vùng kẽ chân của bạn bị tróc vảy và đóng vảy.
Bàn chân của bạn sẽ bị nứt da và chảy máu.
Những vùng da chân của bạn bị nấm sẽ đau đớn và có màu hồng hoặc màu đỏ so với những vùng da khác.
Những nguyên nhân gây nên bệnh nấm kẽ chân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm kẽ chân ở con người, trong đó thường dễ thấy nhất là những nguyên nhân sau đây:
Do thời tiết ẩm ướt
Vào những ngày mưa bão và tiết trời có độ ẩm tăng cao thì sẽ kẽ chân của bạn, những nơi bị khuất và thường hay bị bỏ qua khi lau khô cơ thể sẽ tạo thành một môi trường lý tưởng để cho những loại vi khuẩn và nấm gây hại phát triển thuận lợi. Sau đó chúng sẽ dần hình thành các ổ nấm, gây khó chịu cho người bị nấm kẽ chân.
Do bàn chân của bạn tiếp xúc với nguồn nước bẩn, nước bị ô nhiễm
Các loại vi nấm sẽ phát triển thuận lợi ở những môi trường nước bẩn, nước bị ô nhiễm. Vì thế nên khi bàn chân của bạn tiếp xúc với môi trường nước bẩn và bị ô nhiễm sẽ tạo thành nơi sống lý tưởng cho những loại vi nấm lây lan sang và phát triển nhanh chóng.
Tiếp xúc với nguồn nước bẩn
Do bạn vệ sinh cơ thể chưa đầy đủ
Nhiều người thường bỏ quên việc chăm sóc và lau khô đôi bàn chân khi tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Những lúc như thế này sẽ khiến cho các tế bào chết bị đọng lại ở các kẽ chân.
Các tế bào chết này sẽ tạo thành nơi lý tưởng để cho các vi nấm phát triển. Hơn nữa sự ẩm ướt sẽ càng khiến cho môi trường này thuận lợi giúp các mầm bệnh phát triển tốt hơn, tạo ra bệnh nấm kẽ chân.
Do bàn chân luôn bị bịt kín
Nếu bạn thường xuyên đi giày, đi ủng, đeo tất, ... khiến cho nơi bàn chân không thoáng khí, hơn nữa không thường xuyên vệ sinh, lau rửa sẽ khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều ở kẽ chân. Từ đó, làm cho các kẽ chân luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi nấm kẽ chân phát triển.
Do bị lây nhiễm
Ngoài ra, bệnh nấm kẽ chân là một bệnh ngoài da có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Trường hợp này sẽ xảy ra khi bạn sử dụng chung giày, chung tất hoặc là tắm chung tại các phòng tắm công cộng, bể bơi, ao, hồ, ...
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác gây nên bệnh nấm kẽ chân như là do da bàn chân không có tuyến bã, bị trầy xước, tăng sự tiết mồ hôi bàn chân. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để nấm kẽ chân xâm nhập vào da và phát triển, gây nên bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh nấm kẽ chân
Bệnh nấm kẽ chân ban đầu sẽ gây những cơn ngứa ngáy và khó chịu cho người mắc phải. Dần dần sẽ khiến da chân của bạn nứt, chảy máu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Vì thế nên bạn cần tham gia điều trị dứt điểm bệnh nấm kẽ chân.
Quá trình điều trị bệnh nấm kẽ chân nên tuân theo mọi sự chỉ định của các bác sĩ. Như vậy mới đảm bảo phát huy được hiệu quả, tránh được những ảnh hưởng và các tác dụng phụ. Bạn có thể tham gia chữa trị bệnh nấm kẽ chân bằng phương pháp dân gian, với những bài thuốc Đông y, cũng có thể chữa trị tại các bệnh viện, hoặc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh nấm kẽ chân
Bạn có thể sử dụng những loại thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh nấm kẽ chân thường thấy hiện nay là kem Fazol, Ketoconazol hay Clotrimazol…
Trong quá trình điều trị bệnh nấm kẽ chân, bạn cần hạn chế tiếp xúc vùng da chân đang chữa trị với nguồn nước, nhất là những vùng nước bẩn, để tránh bị nhiễm trùng.
Thời gian chữa trị với thuốc đặc trị là từ 1 đến 2 tuần. Cho đến khi vùng da cần điều trị đã khô, kết vảy và bình phục thì bạn mới ngừng lại, nhằm tránh bệnh tái phát.
Với những người bị nấm kẽ chân mãn tính, vùng sừng dày bị tổn thương thì bạn nên dùng thuốc chống nấm tại cả mặt trên lẫn mặt dưới của bàn chân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những loại thuốc có tác dụng bạt sừng để nâng cao hiệu quả chữa trị.
Tuy nhiên, nhìn chung thì bạn nên tuân theo tất cả các sự chỉ định và thuốc đặc trị mà bác sĩ đề ra. Bệnh cạnh đó cũng nên lắng nghe các lời khuyên và tư vấn từ bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.
Sử dụng những bài thuốc dân gian để điều trị bệnh nấm kẽ chân
Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc Tây, bạn có thể điều trị bệnh nấm kẽ chân bằng các phương pháp dân gian truyền thống của người Việt Nam. Ví dụ như:
Sử dụng lá trầu không
Trầu không là một trong những loại lá thuốc quen thuộc của người dân Việt Nam. Chúng có chứa các tinh chất kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh hiệu quả.
Dùng lá trầu không để điều trị bệnh nấm kẽ chân
Để điều trị bệnh nấm kẽ chân với lá trầu không, bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá, sau đó vò nát và xát nhẹ cả bã lẫn nước vào các kẽ ngón chân.
Những chất kháng sinh trong lá trầu không sẽ tiêu diệt những loại vi khuẩn và chủng nấm ký sinh trong các kẽ ngón chân hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn giúp vùng bị tổn thương nhanh chóng ngừng lở loét và hồi phục nhanh chóng..
Trị nấm kẽ chân bằng phèn chua, hoàng đằng
Bạn áp dụng công thức như sau để điều trị nấm kẽ chân bằng phèn chua và hoàng đằng.
+ 20g phèn chua rang nóng tán thành bột
+ 100g bột hoàng đằng
+ Trộn hỗn hợp này với nhau sau đó rắc và nhét vào các kẽ ngón chân bị lở loét do nấm kẽ chân.
Các chất kháng sinh có trong hỗn hợp này sẽ nhanh chóng làm lành vết thương ở chân bạn.
Ngâm chân bằng giấm và rượu để trị nấm kẽ chân
Công thức điều trị nấm kẽ chân bằng dấm và rượu, rất đơn giản, bạn chỉ cần:
+ Đổ 1 hoặc 2 cốc dấm chua vào chậu nước nhỏ có nước ấm và ngâm bàn chân bị nấm kẽ vào trong vòng 10 đến 15 phút. Sau đó bạn lau khô chân bằng vải mềm.
+ Bạn pha ½ cốc rượu trắng cùng với 1 cốc giấm và thêm 1 chậu nước ấm nhỏ. Sau đó bạn ngâm chân vào trong vòng 10 đến 15 phút. Cuối cùng thì lau khô chân bằng vải mềm.
Điều trị bệnh nấm kẽ chân bằng muối trắng
Bạn có thể ngâm chân cùng với nước ấm pha muối trong vòng 15 phút để điều trị bệnh nấm kẽ chân.
Ngâm chân để trị bệnh
Điều trị bệnh nấm kẽ chân bằng gừng
Công thức trị bệnh nấm kẽ chân bằng gừng mà bạn có thể thực hiện theo đó là sử dụng 1 nhánh gừng, đem rửa sạch rồi đập dập. Sau đấy bạn đun sôi với nước. Bạn dùng nước nấu gừng này để ngâm chân mỗi ngày 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Dùng búp ổi non hoặc lá mướp già để điều trị bệnh nấm kẽ chân
Bạn giã búp ổi non hoặc lá mướp già với muối. Sau đó bạn xát nhẹ vào chỗ bị nấm trên chân mỗi ngày 2 đến 3 lần. Hiệu quả sẽ nhìn thấy rõ ràng sau 3 đến 4 ngày.
Dùng lá trầu không cùng phèn chua
Bạn dùng 10g lá trầu không đun sôi với 1 lít nước. Sau đó bạn cho thêm 1 ít phèn chua vào nước, khuấy đều cho tan dần và chờ nước nguội. Bạn dùng nước này để ngâm chân. Sau 10 đến 15 phút thì bạn ngừng lại và lau khô chân bằng vải mềm.
Điều trị bằng kem bôi da Thuần Mộc Thanh Mộc Hương
Nhiều người không thích dùng thuốc Tây vì chúng dễ gây các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Nhưng họ cũng ngại dùng những phương pháp dân gian vì mất nhiều thời gian.
Kem bôi Thuần Mộc cực an toàn và hiệu quả
Nhưng với kem bôi da Thuần mộc Thanh Mộc Hương - là sự kết hợp của 2 phương pháp trên cũng như đã loại bỏ các nhược điểm vốn có, giúp người dùng tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí, cũng như đạt hiệu quả nhanh và an toàn hơn.
Kem bôi da Thuần mộc Thanh Mộc Hương là loại thuốc bôi được điều chế từ những loại thảo dược thiên nhiên. Sản phẩm có tác dụng trong chữa trị những bệnh về da như Lang ben, hắc lào, ghẻ, nước ăn chân tay, chốc lở, mẩn ngứa, các loại nấm da, nấm đầu, nấm móng nấm kẽ, côn trùng đốt, viêm lỗ chân lông, viêm da cơ địa, viêm nấm ngoài âm đạo phụ nữ, ...
Vì thế, những người bị nấm kẽ chân có thể sử dụng sản phẩm này. Kem bôi da Thuần mộc Thanh Mộc Hương an toàn với sức khỏe người sử dụng, được để trong tuýp nhỏ vừa phải, vừa tiện lợi khi lấy kem, vừa tiết kiệm chi phí.
Sản phẩm có hiệu quả nhanh chóng, giúp bạn chấm dứt được tình trạng bị nấm kẽ chân kéo dài trong thời gian ngắn. Hơn nữa sản phẩm này được bán ở rất nhiều nơi, tại các tiệm thuốc Tây cũng có sản phẩm này. Vì thế, các bạn có thể mua chúng dễ dàng hơn.
Những cách để phòng tránh bệnh nấm kẽ chân hiệu quả
Để tránh bị nấm kẽ chân, bạn cần chú ý một số điều sau đây:
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ và khô ráo cho đôi bàn chân cũng như các kẽ ngón chân.
Sau khi bạn lội nước bẩn hoặc đi mưa, hay là đi giày, đi ủng, đeo tất trong thời gian dài thì nên rửa sạch lại chân thật kỹ và lau khô chân bằng vải mềm.
Nếu kẽ ngón chân của bạn bị ngứa và đỏ tấy lên thì không nên gãi. Vết gãi sẽ khiến cho các vi nấm bị lây lan nhanh chóng, khiến chân bạn bị viêm nhiễm và khó chữa trị hơn.
Không nên dùng chung những đồ đạc cá nhân như giày, tất, ủng hoặc khăn tắm với người khác. Đặc biệt khi có người bạn hay tiếp xúc bị nấm kẽ chân thì nên vệ sinh đôi bàn chân kỹ càng hơn và tránh tiếp xúc.
Bạn nên đeo loại tất được làm từ các chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, giúp chân thoáng khí.
Không nên đi giày nguyên một ngày.
Nên thường xuyên phơi giày và tất dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ các vi khuẩn và nấm gây bệnh trong giày, tất.
Bệnh nấm kẽ chân không khó điều trị, nhưng chúng có thể kéo dài làm ảnh hưởng sinh hoạt của bạn. Vì thế xin mời các bạn tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về bệnh nấm kẽ chân, từ đó có cách phòng tránh và chữa trị phù hợp.
Bình luận bài viết